Kinh nghiệm khởi nghiệp bán bánh mì kinh doanh ÁP DỤNG NGAY ĐỂ THÀNH CÔNG
Bạn đang có dự định khởi nghiệp bán bánh mì với số vốn nhỏ? Bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu để thực hiện công việc kinh doanh suôn sẻ và thuận lợi. Dưới đây sẽ là những bí quyết hữu ích dành cho bạn. Áp dụng ngay để thành công nhé!
Chi sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp bánh mì với các mức vốn khác nhau
Tùy theo kinh phí đầu tư và điều kiện của mình các bạn có thể lên kế hoạch kinh doanh với những mức vốn và các khoản chi tiêu khác nhau để tránh lãng phí. Có 3 mức chi phí mở quán bánh mì phổ biến nhất mà các bạn có thể tham khảo dưới đây!
Khởi nghiệp bán bánh mì với số vốn dưới 10 triệu đồng
Đây được xem là mức chi phí cơ bản nếu bạn có dự định mở quán bánh mì lưu động hoặc mở quán bán bánh mì không tốn chi phí thuê cửa hàng. Với mức vốn khoảng 10 triệu đồng các bạn có thể đầu tư kế hoạch kinh doanh như sau:
- Mua xe bánh mì các trang thiết bị kinh doanh: 5 triệu đồng (đối với các loại xe bánh mì bán hàng các bạn có thể mua xe không hoặc mua dòng xe thanh lý)
- Đầu tư mua nguyên liệu: 1 triệu đồng – 2 triệu đồng (với bánh mì mua nguyên liệu theo ngày sẽ dễ dàng xoay vòng vốn).
- Chi phí làm biển quảng cáo và phát sinh: 2 triệu rưỡi – 3 triệu đồng.
Tuy nhiên với mức chi phí ban đầu được đánh giá là “khá eo hẹp” (dưới 10 triệu đồng) các bạn nên bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh với công việc bán bánh mì lưu động để phần nào tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng nhé!
Bán bánh mì với vốn từ 15 – 20 triệu đồng
Với mức vốn khoảng 15 – 20 triệu đồng các bạn đã có thể tự mở một cửa hàng bánh mì nho nhỏ và gần như sắm đầy đủ các vật tư cần thiết cho công việc bán hàng. Các bạn có thể phân chia các khoản cần đầu tư sau đây
- Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh (mặt ngõ, khu đông dân cư): 4 triệu – 5 triệu đồng/tháng
- Chi phi phí đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho công việc bán hàng: 6 triệu đồng – 8 triệu đồng (có thể mua hàng thanh lý để tiết kiệm chi phí)
- Chi phí trang trí cửa hàng, thiết kế biển quảng cáo và các chi phí lặt vặt khác: 7 triệu đồng
Với khoảng chi phí này các bạn cần thuê cửa hàng cần dự trù chi phí đóng tiền nhà tối đa 3 tháng 1. Bên cạnh đó các bạn cũng cần cân nhắc lựa chọn thuê mặt bằng với mức giá hợp lý.
Khởi nghiệp bán bánh mì vốn từ 30 triệu – 50 triệu đồng
Chi phí từ 30 triệu đồng – 50 triệu đồng các bạn có thể cửa hàng kinh doanh nhượng quyền bánh mì hà nội hoặc mở một cửa hàng riêng với mức chi phí sắm sửa tương đối đầy đủ. Sở dĩ mở các quán bánh mì nhượng quyền thương hiệu có chi phí cao là do bạn cần đáp ứng các chi phí sau:
- Chi phí sửa sang quán theo phong cách quy định: 20 triệu đồng
- Chi phí cho nhân viên học công thức làm món: 5 triệu đồng – 6 triệu đồng
- Chi phí nhập nguyên liệu cùng hệ thống: 20 triệu đồng/tháng
- Chi phí đầu tư trang thiết bị phù hợp với thương hiệu: 10 triệu đồng
Đây được xem là mức chi phí trung bình nếu các bạn mở quán bánh mì nhượng quyền thương hiệu. Ngoài ra nếu mở quán bánh mì thương hiệu riêng thì với mức chi phí từ 30 – 50 triệu đồng các bạn có thể mở quán bánh mì đầy đủ các trang thiết bị và có thể dư ra 1 khoản để chờ xoay vòng vốn.
Bắt đầu kinh doanh bán bánh mì cần chuẩn bị những gì?
Mở cửa hàng kinh doanh bánh mì để thuận tiện hơn trong công việc kinh doanh các bạn cần lưu ý chuẩn bị kỹ các yếu tố sau đây:
-
Thực đơn hấp dẫn, công thức làm bánh ngon
Trước khi mở quán các bạn cần thực sự tự tin vào hương vị món ăn của mình. Trong đó các bạn có thể đi học 1 khóa học làm bánh mì ngon đồng thời tự sáng tạo tìm tòi công thức mang đến hương vị riêng cho món ăn của mình. Chuẩn bị menu hấp dẫn và phong phú để khách hàng thoải mái lựa chọn và thưởng thức.
-
Dự trù kinh phí phù hợp
Hãy lên 1 bảng kế hoạch chi tiêu đầu ra và đầu vào cho cửa hàng của bạn. Việc dự trù các khoản chi phí phù hợp nhất các bạn cần chia rõ những khoản đầu tư theo hạng mục cần thiết nhất và hạng mục có thể đầu tư sau. Các mức chi phí cần có sự chặt chẽ, tránh các khoảng áng chừng chưa cụ thể
-
Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho quán
Và tất nhiên không thể thiếu các trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công việc bán hàng. Trong đó, các bạn có thể phân chia đồ dùng bán hàng như xe bánh mì, máy kẹp bánh mì, các nồi niêu xoong chảo và đồ bếp phục vụ cho việc bán hàng cho tới biển quảng cáo và vật dụng trang trí quán.
-
Kết hợp dịch vụ quảng cáo bán online
Với thời đại công nghệ 4.0, kinh doanh online trở nên phát triển hơn với nhiều hình thức kinh doanh khác nhau, các bạn có thể bán trên các nền tảng khác nhau như trên page, hội nhóm, các app bán đồ ăn (liên kết trả phí hàng tháng) nhằm tăng doanh thu.
-
Chuẩn bị kinh phí dự trù khi chưa có lãi
Khi mới kinh doanh hầu như chưa có lãi, đặc biệt là trong 1 tháng đầu tiên, chính vì vậy các bạn cần dự trù khoản chi phí dự phòng để có thể duy trì quán với các chi phí mua nguyên liệu hay trả hóa đơn điện nước và tiền nhà cho những tháng tiếp theo.
Chia sẻ bí quyết làm giàu từ quán bánh mì với số vốn nhỏ
Với số vốn nhỏ, nếu biết cách vun vén tính toán các bạn vẫn có thể dễ dàng thu lại lợi nhuận nhanh chóng. Trong đó bao gồm:
-
Sáng tạo trong công thức làm bánh mì
Làm món bánh mì ngon và hấp dẫn để thu hút khách hàng luôn nhớ tới cửa hàng của bạn với món bánh mì có hương vị thơm ngon rất riêng. Trong đó công thức làm bánh ngon với vị nước sốt riêng đảm bảo. Hđăương vị bánh mì ngon cần trải qua thời gian đúc kết kinh nghiệm chế biến các bạn cần đặc biệt chú trọng ở yếu tố này.
-
Địa điểm bán hàng là yếu tố quan trọng
Bên cạnh đó các bạn cần lựa chọn địa điểm kinh doanh bán hàng để có thể phát triển công việc kinh doanh. Khi chọn địa điểm bán hàng nên chọn thuê ở gần các khu dân cư đông đúc, nơi gần các công trường, trường học bệnh viện hoặc gần văn phòng, công sở… Bên cạnh đó khi mới kinh doanh các bạn có thể lựa chọn mặt hàng với chi phí vừa phải với mặt tiền không quá lớn.
-
Phát triển mạnh ở mảng online
Để tăng doanh thu cho cửa hàng thì các bạn cần kết hợp phát triển mạnh ở mảng bán hàng online. Các bạn có thể liên kết với các app bán đồ ăn hoặc bán trên page để tăng doanh thu cho cửa hàng. Bên cạnh đó có thể thực hiện kèm các chính sách khuyến mãi để thu hút khách khi bán online.
-
Xác định tệp khách hàng ở khu vực bạn kinh doanh
Ngoài ra việc xác định đối tượng khách hàng chính để kinh doanh cũng vô cùng quan trọng. Các bạn có thể thăm dò lượng khách tiềm năng khu vực xung quanh cửa hàng của bạn để có thể nắm bắt khách thường xuyên và ổn định cho quán. Tệp khách hàng đúng nhất của bạn bao gồm cả ở khư vực gần nơi bạn bán hàng và khách hàng đặt mua online.
Đồng hành cùng bạn trong hành trình khởi nghiệp bán bánh mì, Quang Huy nhận sản xuất và thiết kế các mẫu xe bánh mì kiểu dáng đẹp decal đẹp bắt mắt để tăng tính hút khách cho quán ăn của bạn đồng thời đem đến sự chuyên nghiệp nhất! Các mẫu xe bánh mì được Quang Huy sản xuất trực tiếp tại xưởng không qua trung gian nên có giá thành phải chăng. Xe được làm 100% chất liệu inox 304 chống oxy hóa độ bền cao. Các bạn có thể chọn mua các mẫu xe bánh mì mới nhất và liên hệ tư vấn qua hotline:0379.377.888.
Toàn bộ kinh nghiệm khởi nghiệp bán bánh mì trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều lợi thế cho công việc kinh doanh của mình!