10 TIPS Thiết Kế Bếp Cho Quán Phở Từng Vị Trí TỐI ƯU NHẤT
Quán bún phở, quán cháo, quán cơm là mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống phổ biến tại Việt Nam và các nước châu Á. Mặc dù vậy, rất nhiều người mắc lỗi sai khi thiết kế bếp cho quán phở. Nguyên nhân chính là do chủ cửa hàng chưa có kinh nghiệm trong việc bày trí, sắp đặt, hoạch định chi tiết cho căn bếp. Vậy nên thiết kế bếp nấu nướng, quầy bán phở quán phở như thế nào? Cách thiết kế bếp cho quán bún phở bình dân quy mô nhỏ? Những lưu ý tối kỵ khi trong việc sắp xếp bày trí căn bếp quán phở.
Vì sao cần thiết kế bếp cho quán phở?
Bếp nấu ăn được xem như trái tim quyết định hoạt động ổn định của nhà hàng, quán ăn. Bởi đây là nơi tạo ra các món ăn ngon làm chiều lòng thực khách. Dù là quy mô nhỏ như các xe bán phở hay quy mô bếp nấu phở lớn phục vụ lên đến vài trăm thực khách, khu bếp nấu cũng cần được thiết kế và bố trí một cách khoa học, hợp lý.
Khu bếp nấu nướng cho quán phở phải được thiết kế đạt tiêu chuẩn. Như vậy mới có thể tạo ra những món ăn hấp dẫn, ngon miệng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác, một gian bếp sạch đẹp còn giúp tăng tính thẩm mỹ, tăng tính chuyên nghiệp của quán phở. Nó giúp thu hút và chiếm được cảm tình của thực khách.
Tiêu chuẩn thiết kế bếp cho quán phở như thế nào?
Tùy vào từng trường hợp và quy mô quán phở, người chủ có thể quyết định những phương án khách nhau để sắp xếp căn bếp cho quán phở của mình. Tuy nhiên, dù có sáng tạo và thay đổi đến đâu, việc thiết kế bến cho quán phở vẫn phải đảm bảo các tiêu chí sau:
-
- Linh hoạt, nhanh nhẹn, phục vụ thực khách đúng giờ
- Không gian thông thoáng, bố cục hợp lý
- Bếp nấu phở, quầy bán phở trang bị đầy đủ thiết bị giúp đầu bếp có thể thực hiện các món ăn tốt nhất
- Tạo sự thoải mái cho các đầu bếp
- Thể hiện được đặc trưng của nhà hàng, quán ăn ( bán món gì, phong cách châu Á hay châu Âu)
- Thiết bị bếp nấu phở công nghiệp an toàn, đảm bảo
► ► ► Bạn cũng muốn tìm hiểu: Làm sau để thiết kế quán phở bình dân thật ấn tượng?
Thiết kế bếp nấu nướng, quầy bếp quán ăn hợp lý
Hiện nay, nguyên lý bếp 1 chiều là hình thức phổ biến được áp dụng cho nhiều nhà hàng, quán ăn. Đối với thiết kế bếp cho quán phở và các hình thức kinh doanh dịch vụ ăn uống khác, bếp 1 chiều là giải pháp tối ưu vừa giúp công việc trong và ngoài bếp được lưu thông, vừa tăng tính thẩm mỹ. Theo đó, không gian bếp phải có các khu vực chính – phụ theo thứ tự và phù hợp với chức năng của chúng.
Các khu vực trong bếp:
- Khu vực bảo quản và tích trữ nguyên liệu
- Khu sơ chế thực phẩm
- Khu bếp chế biến phở
- Khu vực ra món
- Khu vực vệ sinh
Khu vực bảo quản nguyên liệu
Trong thiết kế bếp quán phở, kho là nơi lưu trữ nguyên liệu nấu ăn và dụng cụ làm bếp. Nên chia kho thành các khu vực khác nhau để đồ khô và khu vực để thực phẩm tươi sống/ướp lạnh.
- Kho đồ khô: chứa các loại thực phẩm khô như gia vị, hành tỏi khô, các loại hạt,…
- Kho đồ lạnh: tích trữ các thực phẩm tươi sống, thực phâm đông lạnh như thịt bò, rau,…
Khu vực bảo quản nguyên liệu phải được thiết kế sạch sẽ, kín đáo. Tuyệt đối không để chuột, kiến, gián, côn trùng xâm nhập làm hỏng nguyên liệu.
Khu vực sơ chế
Khu sơ chế nhất định không thể thiếu những đồ nội thất như: chậu rửa, giá để đồ, dao, thớt, thùng rác,… Khu sơ chế đảm nhận hai chức năng chính. Đó là sơ chế nguyên liệu trước khi đưa đi bảo quản trong kho. Xử lý thực phẩm chuẩn bị cho công đoạn chế biến, nấu thành món ăn hoàn chỉnh.
Dựa vào các chức năng nêu trên, dễ thấy vị trí hợp lý nhất dành cho khu vực sơ chế là nằm giữa kho nguyên liệu và bếp chính. Đồ đạc phải được thiết kế sao cho thuận tiện và rộng rãi. Giúp các đầu bếp, phụ bếp dễ dàng di chuyển, đi lại cũng như sơ chế thức ăn nhanh nhất.
Khu quầy bán bún phở
Đây là khu vực trung tâm và nổi bật nhất khi thiết kế bếp cho quán phở. Mọi hoạt động của đầu bếp đều tập trung chủ yếu tại đây.
Quầy bán bún phở đạt yêu cầu phải đáp ứng các yếu tố như thuận tiện di chuyển, gọn gàng. Đặc biệt là hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Vì là nơi diễn ra nhiều hoạt động chính, khu bếp bán phở phải là nơi rộng rãi nhất. Tuy nhiên, các đồ đạc cần sắp xếp không quá xa, sao cho vừa tầm với của đầu bếp mà không bị vướng víu.
Nên sử dụng nồi nấu phở bằng điện thay thế cho các loại bếp truyền thống. Nồi nấu phở điện có dung tích lớn, công năng đa dạng, sử dụng dòng điện gia đình 220V, chế độ tự ngắt an toàn, đảm bảo hơn hẳn các loại bếp gas, bếp than. Đặc biệt, nồi phở điện được gia công bằng Inox chống gỉ, độ bền cao, không móp méo, rất tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính chuyên nghiệp cho gian bếp.
Khu vực ra món
Khu vực ra món là nơi chuyển giao món ăn từ bếp tới khách hàng. Nếu như bếp nấu là nơi tập trung nhiều hoạt động bận rộn nhất, thì khu vực ra món là nơi có số lượng người ra vào nhiều nhất.
Vì vậy, khi thiết kế bếp cho quán phở, khu vực ra món với lối đi, cửa ra vào rộng rãi để không gây ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của nhân viên. Đảm bảo món ăn được phục vụ nhanh nhất và hạn chế các nguy cơ đổ, vỡ, làm hỏng món ăn.
Khu vệ sinh
Khu vệ sinh là nơi kết thúc quá trình phục vụ cho các thực khách. Toàn bộ dụng cụ bếp, bát đũa ăn được chuyển về đây để tiến hành vệ sinh, cọ rửa và chuẩn bị cho ngày hôm sau. Khu vực này cần đảm bảo hệ thống thoát nước tốt, tránh gây ứ đọng.
Lưu ý khi thiết kế bếp quán phở
Diện tích bếp
Ngoài nguyên tắc sạch sẽ, thông thoáng, bếu nấu phở còn phải dạt diện tích yêu cầu để có thể đáp ứng lượng thực khách lớn. Thông thường, cứ 100 chỗ ngồi sẽ cần ít nhất 50 m2 nhà bếp.
Có hai vị trí thường được chọn để làm bếp nấu phở là phía trong cùng của quán và phía cửa ra vào. Mỗi vị trí sẽ có những ưu và nhược điểm riêng phù hợp với từng loại quy mô nhà hàng.
- Bếp nấu phở ở phía cửa: Khi đặt bếp ở phía của ra vào, khách hàng có thể dễ dàng gọi món và quan sát được quá trình chế biến món ăn. Loại bếp nay thường được áp dụng cho các quán ăn nhỏ, các quán đường phổ. Đôi khi, bếp cũng là nơi biểu diễn của các đầu bếp có kỹ thuật nấu ăn đẹp mắt
- Bếp ở cuối nhà hàng: Nếu nhà hàng có quy mô lớn, yêu cầu một gian bếp hiện đại, đầy đủ tiện nghi. Bếp sẽ được thiết kếở vị trí cuối cùng. Loại bếp này có ưu điểm là rất kín đáo, tránh làm phiền đến thực khách trong quá trình thưởng thức bữa ăn
Các hệ thống phụ trợ khi thiết kế bếp nấu cho quán bún phở
Ánh sáng và thông gió
Khi thiết kế bếp cho quán phở hoặc các mô hình nhà hàng khác, cần tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên. Với đặc thù không gian nhà bếp, ánh sáng trắng là phù hợp nhất. Loại ánh sáng này giúp nhân viên nhận biết chính xác màu sắc thực phẩm, dao kéo và nước sôi khi nấu nướng.
Ngoài ra, hệ thống thông gió cũng rất quan trọng. Quá trình nấu nướng sản sinh nhiều nhiệt và khói kết hợp với mùi thức ăn sẽ khiến cho gian bếp rất ngột ngạt, khó chịu. Cần trang bị hệ thống thông gió bao gồm n các loại máy hút khói, khử mùi phải đảm bảo phù hợp với không gian bếp để không gây tốn kém và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Hệ thống điện
Hệ thống điện cho bếp quán phở nên được thiết kế chạy ngầm. Hạn chế tác độn bởi dầu mỡ và nhiệt độ tỏa ra từ bếp. Đặc biệt đối với các quán phở sử dụng nồi hầm xương bằng điện, để tiết kiệm chi phí, chủ kinh doanh có thể tìm phương án tách công tơ điện. Như vậy vừa đảm bảo không bị quá tải mà còn giúp giảm thiểu tối đa khi mạng điện quán ăn chung với điện nhà dùng.
Bạn cũng muốn tìm hiểu: Thiết kế quầy bán phở đẹp cho quán phở vừa và nhỏ, quán phở bình dân
Hệ thống nước
Cần thiết kế đường ống nước sao cho rộng rãi, dễ dàng thoát nước. Điều này giúp cho bếp tránh đọng nước gây trơn trượt và mất vệ sinh. Không chỉ vậy, hệ thống nước sạch cũng phải được thiết kế kỹ càng. Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước một cách nhanh chóng khi sử dụng.
An toàn phòng cháy chữa cháy
Đây là nguyên tắc quan trọng khi thiết kế bếp quán phở. Đặc trưng của quán phở là nước dùng luôn phải giữ nóng. Đồng nghĩa với việc bếp trong tình trạng làm việc liên tục. Do đó, luôn phải đề phòng nguy cơ cháy nổ khi dinh doanh quán phở. Kiểm tra thường xuyên đường điện để hạn chế khả năng rò rỉ, chập điện.
Hệ thống dẫn gas phải được gia cố, không để chuột bọ cắn phá gây rò rỉ khí ga rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng cũng phải được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên. Luôn trang bị bình chữa cháy phòng trường hợp khẩn cấp.
Giao thông trong khu bếp và kết nối với bên ngoài
Hoạt động trong bếp rất tất bật và bận rộn. Các đầu bếp phải hoạt động và di chuyển liên tục để đảm bảo phục vụ món ăn nhanh nhất. Với các quán bún, phở, quá trình phục vụ bao gồm cả nước lèo rất dễ đổ bắn, gây nguy hiểm cho mọi người.
Vì vậy, giao thông trong bếp rất quan trọng. Chúng ta cần chú ý tới việc hằng ngày thực phẩm tươi được đưa vào bếp qua khu vực nào? Đặt ở đâu để bố trí không gian bếp cho phù hợp.
Phải đảm bảo được không gian đầy đủ để hàng hóa trước khi chúng được chờ cho vào nhà bếp. Cần đảm bảo việc giao thông của khu bếp và nơi cần được phục vụ phải thuận lợi. Hay lối vào chén bát bẩn không nên chung lối với khu phục vụ…
Lưu ý khi thiết kế bếp nhà hàng nhỏ
Với những quán ăn nhà hàng quy mô nhỏ hoặc sở hữu diện tích khiêm tốn cần lưu ý một số điều sau:
Lên menu thực đơn các món ăn cần nấu trong ngày
Lên menu thực đơn các món ăn cần nấu trong ngày. Những món ăn phổ biến của nhà hàng từ đó có sự sắp xếp thiết bị bếp sao cho phù hợp nhất.
Tối ưu hóa thiết bị nhà bếp
Tối ưu hóa thiết bị nhà bếp của bạn Đây là một trong những lưu ý vô cùng quan trọng mà rất có thể bạn đã bỏ qua. Bên cạnh đó các bạn cũng có thể ưu tiên lựa chọn những thiết bị bếp có tích hợp nhiều tính năng trong một.
Lựa chọn thiết bị bếp đúng kích cỡ
Lựa chọn loại thiết bị bếp đúng kích cỡ. Với những thiết bị lớn có kích thước quá lớn với quy mô nhà hàng đều không phù hợp với những nơi có diện tích quá nhỏ. Trong đó lựa chọn thiết bị đúng kích cỡ và tiết kiệm diện tích giúp thực hiện việc chế biến các món ăn dễ dàng hơn.
Đừng quên sử dụng các loại máy hút mùi cho không gian bếp được thoáng đãng.
Trên đây là những chia sẻ về Kinh nghiệm thiết kế bếp quán phở. Để biết thêm thông tin chi tiết về các vật dụng nhà bếp Quang Huy, vui lòng liên hệ theo Hotline 0379.377.888. Tổng đài của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7.