Chi tiết cách làm bánh mì chuột Savoury THƠM NGON, GIÒN XỐP
Bánh mì là món ăn nổi tiếng của người Việt Nam, chúng có nhiều biến tấu và tạo hình đa dạng. Bạn nghĩ sao về 1 chiếc bánh mini, nhỏ xinh mà vẫn không kém phần thơm ngon, hấp dẫn? Và đó cũng chính là công thức mà Quang Huy muốn giới thiệu đến các bạn ngày hôm nay – Cách làm bánh mì chuột Savoury.
Nguyên liệu làm bánh mì chuột Savoury
- Bột mì số 13: 260 gram
- Sữa tươi không đường: 80ml
- Nước: 80ml
- Bơ đã đun tan chảy: 15 gram
- Dầu ăn: 5 gram
- Men: 5 gram
- Đường: 2 gram
- Muối: 2 gram
***Dụng cụ: Nồi cơm diện dân dụng, giấy nến, âu, thìa, cọ quét, …
Cách làm bánh mì chuột Savoury bằng nồi cơm điện
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và dụng cụ, chúng ta cùng bắt tay vào chế biến ngay nhé!
Bước 1: Trộn hỗn hợp bột làm bánh mini
- Hòa tan men vào nước ấm, đợi chúng nở khoảng 15 phút.
- Đầu tiên, chuẩn bị 1 âu lớn, đổ lần lượt vào đó bột mì, đường, muối rồi trộn đều. Sau đó, đổ nốt phần men vào trộn lên.
- Vén bột ra xung quanh tạo thành một khoảng trống ở giữa âu. Đổ lần lượt nước, sữa, bơ, dầu ăn vào và dùng thìa khuấy từ trong ra ngoài tới khi hoà quyện thành khối.
- Đổ 1 chút bột khô ra mặt bàn để chống dính. Tiếp theo nhồi tới khi bột mịn, đàn hồi tốt, sờ vào có cảm giác hơi ướt dính nhưng không dính tay là đạt.
Bước 2: Tiến hành ủ cho nở
- Dùng chổi cọ quét 1 lớp dầu ăn mỏng xung quanh âu ủ bột. Đổ bột vào âu, lật để dầu ăn bám đều bên ngoài giúp bột không bị khô khi ủ. Tiếp đến, dùng khăn ẩm đậy lên trên ủ ở nhiệt độ phòng tới khi chúng nở gấp đôi (khoảng 40 – 70 phút tuỳ nhiệt độ).
- Sau thời gian trên, bạn nhẹ nhàng ấn xẹp bột rồi nhồi sơ 2 – 3 phút nữa. Việc làm này để ép hơi khí trong bột ra ngoài, đồng thời giúp sợi gluten thư giãn, bột được phục hồi sau ủ.
Bước 3: Tạo hình bánh mì chuột
- Bạn tiến hành chia bột thành 6 phần bằng nhau (trung bình 75 gram). Túm các mép bột lại với nhau tạo thành viên tròn với mặt bột căng mịn.
- Dàn bột thành hình chữ nhật, cuộn lại theo chiều dài. Dính mép bột kĩ và vê để hai đầu nhỏ lại, phần bụng phình ra giống bánh mì truyền thống. Chú ý, khi tạo hình bạn có thể dùng bột khô phủ lên mặt bàn chống dính tuy nhiên không dùng quá nhiều vì lúc lăn dễ bị trơn trượt.
- Dùng 1 chiếc dao lam sắc để rạch chéo, ngang 2 – 3 đường trên thân bánh. Nên rạch đường dài và sâu khoảng 0,5cm vì bột còn tiếp tục nở.
***Chú ý: Không nên rạch nếu bạn muốn bánh mì vỏ giòn nhất và bên trong ruột xốp rỗng.
Bước 4: Đem đi nướng
- Bạn trải 1 lớp giấy nên vào bên trong lòng nồi cơm điện. Tiến hành xếp các viên bột vào. Tiếp theo, đậy nắp lại bật chế độ “cook” (nấu), sau khoảng 10 phút nó sẽ chuyển sáng nút “warm” (ủ). Lúc này bạn nhấn tiếp chế độ “cook”, thực hiện như vậy khoảng 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút.
- Lấy bánh ra khỏi nồi, nhân lúc đang ấm nóng thì bạn quét 1 lớp bơ mỏng lên mặt. Bước này tuy không bắt buộc nhưng nếu có thì vỏ bánh sẽ mềm và thơm ngon hơn rất nhiều.
Bước 5: Thưởng thức và bảo quản thành phẩm
- Hãy dùng bánh mì chuột ngay khi còn hơi ấm. Cắn 1 miếng sẽ cảm nhận được lớp vỏ giòn rụm, bên trong ruột mềm. Có chút thơm nhẹ từ sữa và bơ, cực kỳ cuốn hút. Ngay cả khi ăn không cũng thấy ngon, ngoài ra, bạn còn có thể ăn kèm với pate, sữa đặc, thịt hộp, …
- Bánh nếu ăn không hết thì bạn nên để vào túi nilong, buộc kín để bảo quản nơi thoáng mát. Như vậy có thể dùng trong 1 – 2 ngày. Đến khi muốn ăn thì chỉ cần xịt nước hơi ướt vỏ bánh rồi đen làm nóng lại là được. Chú ý không nên để nướng quá lâu vì bánh sẽ bị khô.
Những lưu ý quan trọng trong cách làm bánh mì chuột thơm ngon, giòn xốp
Bên cạnh cách làm bánh mì chuột Savoury chuẩn theo công thức trên. Quý vị thực hiện còn cần phải tuân thủ thêm 1 số điều lưu ý sau.
- Tất cả nguyên liệu cần phải chuẩn bị đầy đủ, theo đúng tỉ lệ như danh sách trên. Đồng thời đảm bảo chúng đều đạt chuẩn, còn hạn sử dụng, ngon. Có như vậy mới không làm ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm về sau.
- Phần men sau khi sử dụng còn thừa nên cho vào hộp thủy tinh hoặc nhựa kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Và nhớ không được mở nắp thường xuyên thì mới dùng tốt trong vòng 6 tháng.
- Bành mì nếu sau khi nướng mà chưa ăn luôn thì cũng có thể cho vào túi nilong buộc kín hoặc túi zip. Làm vậy để giữ cho bánh độ giòn ban đầu và không bị ỉu. Tuy nhiên vẫn nên dùng bánh trong khoảng từ 2 – 3 ngày để đạt độ mềm giòn, tránh để quá lâu sẽ bị cứng.
Một số vấn đề, nguyên nhân và cách xử lý trong cách làm bánh mì chuột Savoury.
Vấn đề | Nguyên nhân/Cách xử lý |
Bột quá nhão đến nỗi không nhồi được. | Do bạn sử dụng loại bột hút nước kém, lúc này cần tăng bột khô và giảm sữa. |
Bột tương đối cứng, khó nhồi, nhồi lâu cũng không mịn. | Bột bị khô, nên thêm nước, sữa vào. |
Bột không nở khi ủ. | Men đã bị quá hạn, hỏng hoặc men chết (do tiếp xúc nhiệt độ cao). |
Bánh nở kém khi nướng, vỏ bánh nhăn nheo và có nồng mùi chua. | Vì ủ lâu quá thời gian. |
Ruột bánh bết đặc, không tơi xốp. | Bạn đã nướng ở nhiệt độ quá thấp hoặc thời gian nướng chưa đủ. |
Ruột bở không dai. | Nhồi chưa đủ hoặc quá kĩ quá lâu khiến hỏng gluten trong bột. |
Ruột và vỏ bánh khô cứng | Nướng quá lâu, bánh bị cháy |
Trong những vấn đề trên, có những điều bạn sẽ khắc phục được ngay. Nhưng cũng có những vấn đề, bạn chỉ có thể rút kinh nghiệm để lần sau thực hiện tốt hơn. Nhưng tuyệt đối đừng quên chú ý khi thực hiện nhé!
Với cách làm bánh mì chuột Savoury của Quang Huy trên đây. Chúng tôi hi vọng bạn sẽ thực hiện thành công, cùng cả gia đình thưởng thức ngon miệng!