Mách bạn 7 bước làm bánh mì trái cây ngon khó cưỡng
Đối với những tín đồ đam mê khám phá ẩm thực nước ngoài thì chắc hẳn sẽ biết đến món bánh mì trái cây – đặc sản nước Ý. Nếu bạn được thưởng thức một lần chắc chắn sẽ ấn tượng mãi với hương vị của món ăn này. Với những ai yêu thích bánh mì trái cây, đừng vội bỏ qua bài viết bởi vì Quang Huy sẽ mách bạn 7 bước làm bánh mì trái cây ngon khó cưỡng ngay tại nhà!
Bánh mì trái cây – sự kết hợp tuyệt vời mang giá trị dinh dưỡng cao
Bánh mì trái cây được xem là món ăn đặc trưng thường “cháy hàng” vào dịp Noel của đất nước Ý xinh đẹp. Được tạo nên từ sự kỳ công cũng như nguyên liệu giàu dinh dưỡng, bánh mì trái cây mang một hương vị khó cưỡng mà có thể để lại dư vị khó quên đối với những ai đã từng được thưởng thức dù chỉ một lần.
Phần vỏ bánh sau khi được nướng không bị khô cứng mà dung hòa giữa độ mềm mại và độ dai vừa phải. Bên cạnh đó, các loại mứt hoa quả được khéo léo trộn đều vào cùng với phần bánh khiến dù ăn bất cứ miếng bánh ở góc độ nào, bạn cũng cảm nhận được độ béo ngậy, thơm phức, thoang thoảng mùi bơ cùng với vị đa dạng, thơm ngon giàu dinh dưỡng của các loại trái cây.
Hướng dẫn 7 bước làm bánh mì trái cây panettone siêu thơm ngon
Công thức tạo nên bánh mì trái cây khá phức tạp và cần sự kỳ công của người làm bánh. Nếu bạn thực sự yêu thích chuyện làm bếp, có thể tham khảo công thức làm bánh mì trái cây siêu thơm ngon dưới đây:
2.1. Nguyên liệu:
Những nguyên liệu để làm bánh panettone bao gồm:
- Bột mì
- Trứng gà
- Men nở
- Sữa tươi
- Bơ lạt
- Mật ong
- Đường
- Tinh chất vani
- Nước cốt chanh
- Rượu Rum
- Nho khô
- Trái cây: chanh, cam
2.2. Các bước làm bánh:
- Bước 1: Sơ chế vỏ trái cây
Bổ cam thành bốn miếng, tách phần vỏ ra khỏi ruột cam, bạn có thể cất phần ruột cam để làm nước ép hoặc ăn tráng miệng tùy thích. Phần vỏ cam đã tách được thái đều tay thành những lát mỏng, bề ngang khoảng 1 cm là hợp lý.
Tiếp theo, hãy đem số vỏ cam vừa thái luộc với nước sôi trong vòng 3 – 5 phút. Sau khi nước sôi, bạn vớt vỏ ra, dùng nước lạnh rửa sạch. Hãy lặp đi lặp lại thao tác này (khoảng 3 lần) để loại bỏ vị đắng của vỏ cam.
Sau đó, bỏ cam vào đun sôi trong khoảng 250 ml nước, cho thêm 200gr đường vào để tạo vị ngọt cho vỏ cam. Khi vỏ cam đã chín, phơi nắng vỏ cam trong 1 tiếng cho đến khi vỏ cứng là khô dần lại. Tiếp theo, bạn ướp vỏ cam trong đường trắng để tăng độ ngọt.
- Bước 2: Làm mứt trái cây
Vỏ cam đã qua sơ chế đem phơi nắng để khô trong vòng 8 tiếng. Như vậy, bạn đã chế biến xong mứt vỏ cam. Khi đã có mứt, bạn cắt nhỏ thành các miếng hạt lựu để thực hiện công đoạn làm bánh sau.
Với nho khô, bạn ngâm cùng với một lượng vừa đủ rượu Rum (khoảng 2 muỗng canh với 300gr nho).
Cùng với đó, bạn bào vỏ 1 quả cam và chanh, ngâm vỏ với mật ong trong nhiệt độ thường.
- Bước 3: Trộn bột để làm bánh
Lấy 1 bát tô lớn, cho vào tô hỗn hợp bột mì, một ít men nở, đường. Bạn thêm vào hỗn hợp nước cốt chanh (1 muỗng canh), đập 3 quả trứng gà và khoảng 120ml sữa tươi. Sau đó, trộn hỗn hợp đều tay trong thời gian 5 – 7 phút đến bột mịn.
Tiếp theo, bạn làm tan chảy khoảng 50gr bơ lạt ở nhiệt độ thường, cho vào trộn đều cùng hỗn hợp bột mì bên trên.
- Bước 4: Nhào bột
Nhào bột là thao tác rất quan trọng để tạo nên phần vỏ bánh mềm, ngon đều. Nặn bột thành những khối tròn, sau đó, đặt trên mặt phẳng và bắt đầu nhào với kỹ thuật Folding – Stretching. Nếu bạn chưa biết kỹ thuật này, có thể hiểu đơn giản là gấp và kéo dài, sử dụng lực mu bàn tay miết nhẹ và kéo bột ra xa, lặp lại động tác đó nhiều lần theo từng góc độ. Bạn có thể tìm kiếm và tham khảo các video có hướng dẫn nhào bột để thực hiện chuẩn xác nhất.
Sau khi nhào khoảng 2 – 3 phút, bạn ủ bột và đợi khoảng 2 phút để bột nghỉ. Tiếp đó, sau 2 phút, bạn lấy bột ra nhào trong 1 phút rồi lại ủ kín, để bột nghỉ 2 phút.
Lấy bột ra, cho thêm khoảng 40gr bơ, tiếp tục nhào bột 3 – 5 phút cho đến khi thấy bột mịn hẳn, đàn hồi tốt, chạm tay vào nhưng không bị dính bột vào tay.
- Bước 5: Ủ bột
Lấy một chiếc tô, phết qua 1 lớp dầu ăn bên dưới, bọc tô bằng màng bọc thực phẩm và ủ bột trong 30 – 40 phút ở nhiệt độ phòng thông thường. Theo dõi thấy bột nở ra gấp 2 lần là đạt.
Thông thường, nhiệt độ tối ưu nhất khi ủ bánh là khoảng 30 độ, nếu dưới 30 thì sẽ bột nở chậm, cao hơn thì men chết. Để kiểm tra chính xác xem bột ủ đã được hay chưa, bạn thử ấn tay thật sau vào bột, nếu vết lõm trên bột giữ nguyên tức là ủ đạt.
- Bước 6: Nặn bánh
Trộn phần mứt cam, vỏ chanh, vỏ cam, nho khô đã sơ chế bên trên cùng với bột vừa ủ. Thêm vào hỗn hợp tinh chất vani (2 muỗng canh). Bạn có thể dùng máy trộn hoặc dùng tay để đánh đều hỗn hợp này. Khi các nguyên liệu đã được trộn đều, bạn tiếp tục ủ bột trong khoảng 2 tiếng.
Sau đó, lấy bột ra chia thành các phần bằng nhau. Tùy theo kích cỡ bạn mong muốn, có thể chia thành 5 – 6 phần, nặn tròn các phần và đặt vào khuôn, tiếp tục ủ khăn trong 40 phút.
- Bước 7: Nướng bánh
Mở lò nướng trước 20 phút ở 175 độ C với chế độ 2 lửa, không có quạt.
Sau 20 phút chuẩn bị lò, bạn cho bánh vào nướng. Nếu muốn bánh nở cao hơn, bạn có thể rạch đường chữ X hoặc chữ thập lên mặt bánh trước khi cho vào lò.
Giữ nguyên nhiệt độ lò là 175, bạn nướng bánh 45 – 50 phút. Lưu ý, nướng được khoảng 15 phút, bạn hãy lấy giấy bạc để phủ lên mặt bánh để tránh trường hợp cháy bánh.
Khi đã nướng xong, bạn lấy que tre xiên qua đáy bánh, úp ngược bánh xuống và treo lên. Thao tác này sẽ giúp bánh nhanh nguội và giữ nguyên được độ phồng.
Nếu muốn bánh trông hấp dẫn hơn, bạn có thể thêm vào topping như hạnh nhân, đường bột,… rắc lên bên trên bề mặt trước khi nướng.
- Bước 8: Thưởng thức:
Sau khi bánh nguội vừa ăn, bạn có thể cắt ra và thưởng thức ngay. Bạn có thể dùng bánh để làm quà tặng trong những dịp đặc biệt. Chắc chắn đây sẽ là món quà tâm huyết và ý nghĩa đối với người được tặng đó!
Kinh doanh bánh mì trái cây – mặt hàng tiềm năng
Làm bánh mì trái cây tuy khá mất thời gian và công sức nhưng thành quả cũng rất xứng đáng với công sức bỏ ra. Đây là mặt hàng cũng khá tiềm năng để kinh doanh. Vậy nên, nếu bạn có ý định mở tiệm bán bánh mì, có thể cân nhắc đến món ăn này nhé!
Hiện nay, có rất nhiều hình thức kinh doanh bánh mì khác nhau. Thay vì phải đầu tư nhiều vốn vào mặt bằng bán hàng, nhiều người lựa chọn xe bán bánh mì để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được sự tiện lợi. Xe bánh mì được thiết kế rất đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau. Với số vốn nhỏ, bạn hoàn toàn có thể mua một chiếc xe bánh mì để bán ở vỉa hè hoặc ngay trước cửa nhà, vừa tiện vừa tiết kiệm không gian.
Tạm kết:
Trên đây, Quang Huy đã chia sẻ cho bạn cách làm bánh mì trái cây – món ăn đặc trưng của nước Ý. Hy vọng từ những chia sẻ của Quang Huy, các bạn sẽ thực hành thành công và làm ra được món bánh mì vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng để tự thưởng thức hoặc kinh doanh. Đón xem những bài viết khác của Quang Huy để “bỏ túi” thêm nhiều kinh nghiệm nấu nướng nữa nhé!