Tin tức
Quy Trình Nấu Cao Dược Liệu Sạch, Đơn Giản Tại Nhà

Quy Trình Nấu Cao Dược Liệu Sạch, Đơn Giản Tại Nhà

Thời gian cập nhật: Tháng Tư 25, 2023
4.4/5 - (5 bình chọn)

Để điều chế cao dược liệu, người ta phải cô đặc dung dịch dược liệu trong thời gian dài. Đến khi dung dịch loãng trở nên đặc sệt gần như thể rắn, lúc này ta mới thu được cao dược liệu. Quy trình nấu cao dược liệu rất cầu kỳ  và mất nhiều thời gian. Vậy cao dược liệu được nấu như thế nào? Cần chú ý những gì khi nấu cao dược liệu? Tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Cách phân biệt các loại cao dược liệu

Có thể bạn đã quen với các loại cao bôi như cao sao vàng, cao bạch truật, cao diệp hạ châu,…

Theo y học cổ truyền, cao được chia làm nhiều loại. Căn cứ vào tỉ lệ dược liệu và cao sau khi cô đặc,  người ta chia cao dược liệu thành 5 loại sau:

Các phẩm cao dược liệu
Các sản phẩm cao dược liệu hiện đang có trên thị trường

1. Cao lỏng: có dạng lỏng sánh như siro, có mùi nồng đẵ trưng của dược liệu bào chế. Loại cao này không mất quá nhiều thời gian để cô đặc. Tỉ lệ giữa thành phần dược liệu và thể tích cao là 1:1. Nói cách khách, cứ 1 b dược liệu, ta thu được 1 ml cao lỏng. Ngoài ra nếu dược liệu có thể chất cứng rắn, tỷ trọng cao như các khoáng vật, thân gỗ… Tỷ lệ dược liệu và thể tích cao có thể từ 1:3 đến 1:5.

2. Cao mềm: Điều chế bằng cách cô đặc đến khi hỗn hợp có dạng sánh lỏng như mật. Thể chất đặc sền sệt chứ không loãng như cao lỏng. Hàm lượng nước trong cao có giá trị từ 20-25%.

3. Cao đặc: Cô đẵ hỗn hợp dược liệu và nước đến khi tạo thành chất dẻo, đặc quánh. Khi sờ không dính tay. Hàm lượng nước trong cao 10-15%. Cao đặc rất khó tan trong nước. Dùng để bào chế các loại thuốc khác, hoặc bôi lên da. Không được uống trực tiếp.

4. Cao khô: Có dạng khối xốp hoặc bột khô. Độ ẩm trong cao không quá 5%. Có thể tán thành bột dễ dàng. Cao khô có tác dụng lưu trữ tốt, dùng để bào chế các loại thuốc khác. Không dùng để uống trực tiếp.

5. Cao dán: Dược liệu được tán nhuyễn rồi trộn với các chất dính. Sau đó phết và giấy bóng hoặc vải. Cao dán dán trực tiếp lên vùng da điều trị.

Quy trình nấu cao dược liệu cần những gì?

Có thế thấy quy trình nấu cao dược liệu khá phức tạp. Người nấu phải căn đúng thời gian và liệu lượng để cho ra được chất lượng thành phẩm đạt yêu cầu. Mặt khác, cao sau khi nấu sẽ được sử dụng với mục đích chữa bệnh, điều chế dược phẩm. Vì vậy quy trình nấu cam phải tuyệt đối đảm bảo an toàn.

Để thực hiện nấu cao dược liệu, bạn phải chuẩn bị những vật dụng sau:

  • Dược liệu: Dược liệu nấu cao phải được làm sạch và chế biến đúng cách. Tùy vào loại dược liệu, người nấu sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp như thái, sao, tẩm,…
  • Nồi nấu cao Inox chuyên dụng: Đây là loại nồi chuyên để cô đặc cao. Chất liệu inox không gỉ, hạn chế phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình nấu. Không nên dùng các loại nồi bằng sắt, gang.
  • Đồ khuấy cao: Trong quá trình cô đặc, cao phải được khuấy liên tục để trộn đều các nguyên liệu và tránh bị khét dưới đáy nồi. Như vậy cao sau khi nấu mới nhuyễn mịn, không bị cợn.
  • Phễu dẫn cao thảo dược bằng inox: Dùng để đóng chai bảo quản
Sản phẩm nồi điện nấu cao dược liệu
Nồi nấu cao dược liệu sử dụng điện hàng chính hãng tại Hà Nội

Tất cả các vật dụng đều phải qua vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho thành phẩm cao sau khi nấu.

Quy trình nấu cao dược liệu theo y học

Nấu cao dược liệu phải được tuân thủ theo quy trình tuần tự, nghiêm ngặt. Quy trình nấu cao dược liệu được chia thành 3 giai đoạn. Bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Nấu nước dược liệu.
  • Giai đoạn 2: Cô đặc dược liệu
  • Giai đoạn 3: Thêm phụ gia và bảo quản.

Bước 1: Nấu nước thuốc dược liệu

Cho dược liệu đã được chế biến vào nồi. Đố lượng nước gấp 4 – 6 lần khối lượng thuốc. Ví dụ, bạn nấu 1kg dược liệu, lượng nước cần đổ vào nồi là 4 – 6 lít nước. Lưu ý chọn loại nồi nấu cao dược liệu làm bằng inox, dung tích phù hợp.

Chuẩn bị dược liệu để nấu cao
Chuẩn bị đủ dược liệu cần thiết để tiến hành nấu cao

Với mỗi loại thỏa dược có chất liệu và khối lượng riêng khác nhau sẽ có thời gian nấu nước khác nhau. Cụ thể:

  • Thảo dược là thân rễ cứng: nấu trong 6 – 8 giờ. Nấu 2 lần nước để chắt hoàn toàn dưỡng chất.
  • Lá cành nhỏ: Nấu 2 lần nước, mỗi lần nấu trong 4 – 6 giờ
  • Xương động vật: Nấu 3 lần nước. Mỗi lần nấu từ 12 – 36 giờ

Sau mỗi lần nấu nước, bạn tiến hành chắt nước thuốc. Dịch chiết th được tiến hành lọc với nhiều phương pháp khác nhau. Cuối cùng thu được dung dịch dược liệu sạch nhất, không có tạp chất và cặn bẩn.

Bước 2: Cô đặc cao dược liệu

Đem dịch chiết đã lọc sạch cô đặc để thu được cap dược diệu. Đổ dung dịch nào nồi nấu, bật bếp và tiến hành cô cao dược liệu. Cao dược liệu phải được nấu bằng lửa nhỏ, áp suất thấp và trong thời gian ngắn.

Cô đặc cao dược liệu sau khi nấu
Cô đặc cao dược liệu sau khi nấu

Nếu không thực hiện đúng cách, hoạt chất và dược liệu sẽ bị bay hơi hết. Đồng thời, dược liệu trong nồi cũng dễ bị cháy khét. Cô đặc dịch chiết theo phương pháp đun cách thủy hoặc nấu bằng nồi áp suất thấp ở nhiệt độ không quá 60 độ C. Duy trì nhiệt độ và áp suất trong nồi đến khi loại bỏ hết nước trong dịch chiết.

Nếu muốn thu cao dược liệu dạng lỏng, bạn căn thời gian nấu đến khi cao đặc lại theo tỉ lệ 1:1. 1 ml cao lỏng tương ứng với 01 g dược liệu dùng chế cao thuốc. Đẻ cao lỏng ở chỗ mát ít nhất 1 ngày rồi lọc.

Nếu muốn thu cao đặc và cao khô, bạn tiếp cục cô dung dịch đến khi đạt tỉ lệ thể chất quy định. Với cao khô, bạn sử dụng thiết bị cô đặc và sấy trong điều kiện áp suất giảm. Cuối cùng sẽ thu được bột cao đặc thành phẩm.

Nếu không có nồi nấu cao dược liệu chuyên dụng, bạn nên sủ dụng phương pháp nấu cách thủy và sấy ở nhiệt độ 80 độ C. Tuyệt đối không cô trực tiếp trên bếp lửa.

Bước 3: Thêm phụ gia và bảo quản  – Hoàn tất quy trình nấu cao dược liệu

Cao dược liệu nếu không bảo quản đúng cách sẽ mốc trong vòng 2 – 3 ngày. Đặc biệt là với cao lỏng. Để bảo quản cao duộc liệu dạng lỏng, bạn đóng sản phẩm vào chai. Mỗi chai đổ vào 20 -30 ml cồn 95. Để nguyên lớp cồn trên bề mặt, không lắc chai. Đậy nút kín và bảo quản nơi khô thoáng. Như vậy có thể bảo quản cao trong 3 – 5 tháng.

Mật ong, phụ gia chính cho sản phẩm cao dược liệu
Lựa chọn mật ong làm phụ gia giúp cho cao sử dụng được lâu hơn

Cách thứ hai để bảo quản cao dược liệu là pha đường. Cứ 1 lít cao lỏng đun sôi với 800g đường hoặc mặt. Có thể thay thế bằng 10 ml cồn Acid Benzoic 20%.

Sau khi đóng nắp chai, bạn đem hấp nước sôi trong vòng 1/2 giờ. Đây là bước khử trùng cuối cùng để loại bỏ vi khuẩn bám vào khi đóng chai. Lưu ý khi nước cạn, thêm nước sôi vào nồi  chứ không dùng nước lạnh. Đem bảo quản cao dược liệu ở nơi khô thoáng, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.

Trên đây là chi tiết quy trình nấu cao dược liệu. Chắc hẳn với những chia sẻ trên, bạn đã nắm được công thức làm cao dược liệu tại nhà. Cũng thử và chia sẻ kinh nghiệm ở phần bình luận bên dưới nhé. Chúc các bạn thành công!

Bình luận
Đoàn ngân
Cám ơn chia sẻ hữu ích
-
T
Thanh
Cảm ơn nhiều
-
t
thanhdat
Cảm ơn Anh Thanh đã dành thời gian tham khảo các thông tin chia sẻ của Quang Huy!
-
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Tin liên quan
Đăng ký tư vấn miễn phí

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay
Tư vấn