100+ Mẫu Quán Phở Đẹp: Độc, Lạ, Trendy, Đa phong cách
Nguồn cảm hứng để thiết kế lên những mẫu quán phở đẹp rất quan trọng với chủ quán. Vì món ăn này đã quá thông dụng, đầu tư vào hương vị chưa đủ để níu chân khách. Số lượng KH được mời chào vào quán sẽ tăng lên đáng kể nếu trang trí thuận mắt. Đồng thời tạo nét đặc trưng riêng cho gian hàng của bạn, ai ăn 1 lần cũng nhớ đến ngay.
1. Thiết kế trang trí quán phở – công đoạn nhất thiết trong kinh doanh
Trang trí quán phở chỉ dành cho những hộ nhiều vốn, đầu tư lớn,… Những ai mở bình dân thì không cần thiết. Decor cho quán phở đồng nghĩa với việc mở thêm cánh cửa để chào mời thực khách.
1.1 Mang đến cảm quan tích cực
Tiệm phở không nhất thiết phải trang trí cầu kỳ, nhưng có chăm chút cũng thể hiện được dụng tâm của chủ quán. Từ đó, tạo được ấn tượng hơn với khách hàng về mặt thẩm mỹ, sự đầu tư chỉn chu. Cái nhìn ban đầu của thực khách với gian hàng sẽ tích cực hơn, không bị đánh giá phiến diện. Không ít quán phở nấu ngon nhưng lại kém hút khách chỉ vì bày trí không đẹp. Không thu hút được khách bước vào, chủ quán sẽ mất đi cơ hội show tay nghề nấu phở ngon.
1.2 Tiện lợi khi bán hàng
Nếu bố trí gian hàng hợp lý, thao tác cũng nhanh nhẹn, chuyên nghiệp hơn. Vì thế, lên trước bản vẽ cho tiệm, bày biện bàn ghế, công cụ,… ra sao rất quan trọng. Chỗ ngồi cho thực khách sẽ logic hơn nhiều, không bị cản trở khi bưng bê vào giờ cao điểm.
1.3 Nâng cao vị thế cạnh tranh
Quán phở được đốc thúc trang trí bao giờ cũng có tính cạnh tranh cao hơn. Dù chỉ là quán nhỏ nhưng định hướng rõ ràng sẽ dễ phát triển đúng mục đích hơn. Cơ hội mở ra cũng công bằng đối với tất cả chủ quán dù ít hay nhiều vốn. Decor tiệm còn ẩn chứa sự nghiêm túc, muốn kinh doanh lâu dài của chủ đầu tư.
➥➥➥ THAM KHẢO CÁC: Dụng cụ nấu phở cần phải có
2. 99+ mẫu quán phở đẹp, thịnh hành, hút khách nhất hiện nay
Quán phở ngày càng hình thành nhiều xu hướng trang trí với những nét độc đáo, bắt mắt. Tùy theo ngân sách, style cá nhân mà chủ quán tùy ý decor sao cho đẹp mắt, hấp dẫn.
2.1 Phong cách bình dân
Bình dân thì cần gì decor cho nhức cái đầu – quá sai lầm nếu vẫn giữ tư tưởng cổ hủ này. Chỉ cần thêm thắt chiếc biển hiệu, phân chia khu vực chế biến, bán hàng rõ rệt cũng đã là trang trí.
Style giản dị này thường không tốn quá nhiều chi phí, mặt bằng cũng không cần quá lớn. Phông bạt, sơn tường nên có tính thống nhất để tạo sự thuận mắt.
2.2 Phong cách truyền thống
Kiểu truyền thống được rất nhiều thương hiệu định hướng và đi theo từ lúc khởi nghiệp. Bày trí không gian mang màu ký ức, tạo sự hoài cổ,… rất thích hợp với món ăn lâu đời như phở.
Có thể tận dụng sắc nâu, đèn vàng trầm ấm,… cùng những bức tượng gốm, tranh sứ,… Không nhất thiết phải là bàn ghế gỗ hay mây tre đan mới thể hiện được nét cổ xưa. Tham khảo thêm những hình ảnh sau để thấy sự đa dạng trong nét bày biện này.
2.3 Phong cách hiện đại
Decor tiệm theo xu hướng hiện đại có thể nhận về rất nhiều sự ganh đua vì ai ai cũng theo. Style này không cần diện tích mặt bằng lớn hay nhỏ nhưng cần setup nội thất phù hợp. Khá nhiều đơn vị đã kết hợp chung nhiều kiểu và kết quả phản tác dụng. Giai đoạn đầu sẽ ngốn khá nhiều chất xám của chủ đầu tư, vì khó quy về sự thống nhất.
2.4 Phong cách sân vườn
Nội thất sân vườn tạo sự thoải mái nhất nhưng cũng tốn kém khá nhiều chi phí. Tất nhiên, có thể giảm tải sức nặng cho ngân sách bằng cây giả nhưng cũng chỉ được phần nào.
Xây dựng mô hình theo phong cách này cũng cần mặt bằng lớn, tạo sự thoáng mát. Nếu chọn điểm bán là khu trung tâm thì cần vững mạnh về mặt tài chính. Style này thường phổ biến ở các thị trấn hoặc khu vực ngoại ô hơn, dễ thực thi.
2.5 Phong cách nhà tầng
Nếu mặt bằng nhỏ nhưng có thể mở rộng về mặt chiều cao thì nhà tầng là lựa chọn hợp lý. Vẫn cần sự thống nhất về màu sắc, vật dụng trang trí,…
Tất nhiên, mỗi tầng mỗi style cũng được nhưng không nên quá đối lập. Thiết kế sao cho view tầng trên, tầng dưới đều đẹp sẽ tạo sự hứng thú hơn với khách hàng. Và đừng để tấm biển hiệu treo trước quán che lấp đi nét đẹp đã dày công setup nhé.
2.6 Phong cách ngoại lai (nước ngoài)
Bán phở mà bày trí quán kiểu Âu – Mỹ thì liệu có phù hợp hay không? Tất nhiên là có. Hơn nữa, không phải cứ decor ngoại lai là phải sang chảnh, là phải đắt đỏ,… Vẫn có những mô hình dân dã kiểu bụi nhưng mang đậm nét đường phố Tây Âu. Trang hoàng theo mẫu mã này còn giúp mở rộng thực đơn lâu dài, phát triển về mặt thương hiệu.
3. 5 điểm quan trọng cần chú ý khi thiết kế quán phở
3.1 Bếp quán phở
Hầu hết các quán hiện nay đều đặt bếp nấu phở chung với khuôn viên bán hàng. Việc setup như vậy vừa có nhược điểm nhưng cũng mang đến nhiều lợi ích. Tuy lượng nhiệt tỏa ra lớn nhưng lại show được quy trình chế biến tới khách hàng. Thực khách chứng kiến tận mắt quy trình làm phở nên cũng an tâm hơn khi dùng dịch vụ.
Vì thế, thi công bếp nấu phở chuyên dụng trở thành công tác được ưu tiên hàng đầu. Cùng với đó, nồi nấu phở điện dần trở thành sản phẩm bán chạy, được nhiều bên săn lùng. Dù đặt bếp đun ngay trong khuôn viên quán cũng không gây nóng bức, tiết kiệm chi phí hơn nhiều.
Vì nồi đã được tích hợp lớp bảo ôn nên nhiệt khó thoát ra ngoài. Thúc đẩy công việc bán hàng trở nên trơn tru hơn, đáp ứng lượt khách hàng lớn/cùng thời điểm.
➤ ➤ ➤ MUA NGAY: Nồi nấu phở 100 lít
3.2 Nội thất của quán
Bàn, ghế, ống đũa, hộp giấy ăn,… thậm chí cả đèn treo tường, lọ gia vị cũng cần sự nhất quán. Mọi phong cách đều rất hoàn hảo nếu từng chi tiết đều hướng về đúng kiểu tạo hình mong muốn. Nên chọn đơn vị thi công uy tín, giá rẻ, có hỗ trợ lắp đặt thi công theo nhu cầu.
Ưu tiên những chất liệu dễ lau dọn, bưng bê để tiện tổng vệ sinh, sắp xếp khi đông khách. Vị trí ngồi liệu thoải mái cũng tác động quyết định KH ghé lần 2 hay không.
3.3 Ánh sáng
Đèn chiếu sáng không cần xa hoa, trang hoàng nhưng phải đủ sáng để quan sát món ăn. Với những tiệm thiết kế thêm không gian “sống ảo” – kiểu truyền thống càng phải chú ý đến cách chiếu sáng.
Nếu đến quán ăn và có thêm những bức ảnh đẹp để nhớ về địa điểm, thực khách sẽ rất hài lòng. Không theo mô hình bán “cảnh đẹp” thì chỉ cần trang bị đèn đủ sáng cho không gian là được.
3.4 Tone màu chủ đạo
Chủ quán dùng bao nhiêu màu cho tiệm thì cân nhắc theo sở thích. Nhưng trong đó vẫn cần có tone nổi bật hẳn lên để đánh trực diện vào trí nhớ của KH. Lạm dụng đủ màu và cho rằng đó là nổi bật là thiết kế không đúng đắn. Cấu trúc rối mắt như vậy sẽ khó tiếp cận thực khách, đôi khi còn gây khó chịu cho người mua. Vì thế, chọn màu – cần chọn tone chính, chọn font chữ – cần giới hạn < 3-4 font sao cho dễ nhìn.
Ngoài ra, cần nghiên cứu các hàng quán lân cận để màu sắc gian hàng nổi trội hơn. Các chi tiết như biển hiệu, logo, nội thất,… cũng nên định hướng theo tone chủ đề như vậy.
Mẫu quán phở đẹp không thiếu, chủ yếu cần cân nhắc tính khả thi, tương hợp vị trí mở tiệm. Quan trọng là gửi gắm niềm tin đúng đơn vị thi công chất lượng, có bảo hành lâu dài.