Kinh Nghiệm Mở Quán Bún, Miến Ngan Kinh Doanh Thành Công
Bạn đang muốn mở quán bún ngan, miến ngan nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Hãy cùng Quang Huy tham khảo ngay kinh nghiệm mở quán bún ngan chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mở một quán bún ngan thành công ngay từ đầu là điều mà ai cũng muốn. Tuy nhiên, làm thế nào để quản lý quán ăn tốt giúp thu về lợi nhuận sớm nhất thì lại không hề đơn giản chút nào. Chỉ tính sơ qua những việc như sử dụng vốn hợp lý cho từng hạng mục khi mở quán thôi cũng đã khiến không ít người đau đầu.
Với kinh nghiệm thực tiễn trong nhiều năm của mình và nguồn kiến thức quý báu có được trong suốt hơn 10 năm cung cấp thiết bị chế biến và các sản phẩm nhà bếp cho nhà hàn, quán ăn. Quang Huy sẽ tư vấn cho bạn cách mở quán bún ngan, miến ngan để nắm chắc phần thắng. Hãy lấy giấy bút ra và ghi lại những mục quan trọng ngay sau đây!
Mở quán bún ngan, miến ngan cần những gì?
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Điều đầu tiên khi mở quán bún ngan chính là bạn phải xác định được đối tượng khách hàng của mình. Bạn dự định quán bún ngan của mình sẽ phục vụ những ai? Là học sinh, sinh viên, công nhân, người lao động có thu nhập thấp hay những người có thu nhập tầm trung hoặc tầm cao. Xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn lên kế hoạch được cho các mục cần phải làm tiếp theo.
Vốn mở quán bún ngan
Khi muốn làm bất cứ việc gì thì vốn luôn luôn là yếu tố quan trọng mà chủ quán cần chuẩn bị đầu tiên. Nguồn vốn sẽ quyết định rất lớn đến quy mô quán bún ngan của bạn. Và để chắc chắn rằng bạn sẽ sử dụng nguồn vốn tiết kiệm, tối ưu nhất thì không thể bỏ qua kế hoạch sử dụng vốn. Kế hoạch sử dụng vốn càng chi tiết bao nhiêu thì nguồn tiền bạn sử dụng càng tối ưu bấy nhiêu.
Khi cân nhắc kế hoạch sử dụng vốn, bạn cần tính toán xem rằng với định phí hàng tháng cần chi trả thì quán bún ngan có thể tồn tại được trong thời gian bao lâu.
Chi phí thuê mặt bằng
Chi phí thuê mặt bằng chiếm phần lớn trong nguồn vốn của bạn. Do đó, cần lựa chọn địa điểm thuê mặt bằng kỹ lưỡng. Vị trí càng gần trung tâm thì sẽ càng đắt. Địa điểm lý tưởng nhất để mở quán ăn là nơi có đông người quan lại, có bãi để xe rộng và tiện dừng đỗ.
Chi phí mua đồ đạc, dụng cụ nấu ăn
Xếp thứ 2 sau chi phí thuê mặt bằng chính là chi phí mua đồ đạc và dụng cụ nấu ăn. Nếu như bạn chỉ có ý định mở một quán bún ngan, miến ngan bình thường thì chi phí mua đồ đạc sẽ không tốn quá nhiều. Bạn có thể lựa chọn bộ bàn ghế nhựa là tiết kiệm nhất. Nếu như bạn muốn tạo không gian ăn uống thoải mái, chuyên nghiệp hơn thì nên chọn bàn ghế gỗ hoặc inox thì sẽ tốt hơn cả.
Bên cạnh bàn ghế thì bạn cũng cần sử dụng vốn để mua những dụng cụ nấu ăn cần thiết như nồi luộc ngan gà, nồi điện hầm xương, nồi nấu nước lèo, nồi trụng phở. Các đồ dùng, thiết bị ăn uống như chảo, bát đũa, thìa, muôi, giá trụng,.…
Bạn lưu ý nên liệt kê ngay cả những đồ vật nhỏ vào bảng kế hoạch chi tiêu. Làm như vậy sẽ khiến bạn không bỏ lỡ phần nào, và cũng không bị đội vốn khi chi tiêu thực tế.
Chi phí mua nguyên liệu nấu ăn hàng ngày
Bán bún phở muốn ngon thì tất cả các nguyên liệu phải tươi mới. Do đó, tất cả các nguyên liệu nấu ăn như bún, ngan, rau tươi cần được nhập trong ngày. Để tối ưu nguồn chi phí nhập nguyên liệu thì bạn nên dành thời gian để tìm nơi nhập nguyên liệu tốt với giá cả hợp lý nhất.
Đối với một số loại thực phẩm khô như miến, gia vị,… thì bạn nên nhập số lượng lớn để tiết kiệm chi phí.
Tủ hấp nấu công nghiệp đa năng sử dụng cho mọi quán bún ngan vịt gà lớn nhỏ. Tủ hấp công nghiệp đa năng sử dụng: tủ nấu cơm công nghiệp, tủ hấp giò chả, tủ hấp bánh bao, hấp xôi, hải sản, rau củ,……..Kích thước tủ hấp loại: 4 khay, 6, 8, 10, 12, 24 khay. Liên hệ tư vấn: 0379.377.888
8 kinh nghiệm mở quán bún ngan, miến ngan thành công ngay từ đầu
Khảo sát thị trường và đối thủ
Mở quán bán bún ngan không phải cứ chỉ mở ra là có khách ngay được. Đã có không ít người vì bỏ qua khâu khảo sát thị trường và nghiên cứu đối thủ nên đã thất bại và thua lỗ hoàn toàn chỉ sau 1 tháng khai trương. Rất nhiều người than thở rằng dẫu cho họ có món ăn ngon thế nào cũng không thể cạnh tranh lại với những quán ăn lâu đời ở xung quanh do họ đã sở hữu một lượng khách trung thành.
Vậy, làm thế nào để cạnh tranh được với họ với tuổi đời non trẻ của mình? Làm thế nào để bạn có thể tạo được sự khác biệt? Để kinh doanh quán bún ngan thành công, điều cần thiết là bạn cần phải dành thời gian ra để khảo sát những đối thủ xung quanh. Hãy phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong vị trí, món ăn và cách thức phục vụ của họ để lấy làm tiền đề cho việc lập kế hoạch phát triển quán bún ngan của mình.
Trang trí quán bún, miến ngan theo sở thích của khách hàng
Khi mở quán bún ngan nhỏ với chi phí có hạn thì cần cân nhắc rất nhiều tới khâu trang trí quán ăn để sao cho tiết kiệm nhất có thể. Tuy nhiên cũng không phải vì thế mà xem nhẹ khâu này. Tranh trí quán ăn theo sở thích của khách hàng mục tiêu là cách thu hút khách hàng tốt nhất khi họ đi qua quán của bạn. Do đó, hãy cân nhắc và bài trí không gian sao cho ấm cúng mà vẫn tiết kiệm chi phí nhất.
Có thể tận dụng các chất liệu sẵn có trong tự nhiên như tre để trang trí quán ăn,vừa ấn tượng mà vừa tiết kiệm chi phí.
Trang trí quán bún ngan, miến ngan không cần quá cầu kỳ, điều quan trọng là bố cục không gian thoải mái, hợp lý để tạo không gian dễ chịu nhất cho người dùng là được.
Ngoài ra, các khu vực trong quán bún ngan cũng cần được bố trí hợp lý để cho việc phục vụ khách hàng diễn ra nhanh chóng nhất.
Thông thường, khu chế biến của quán bún ăn nhỏ sẽ nằm ở phí ngoài cửa để khách tiện gọi món khi bước vào quán. Do đó mà khu nấu nướng phải đảm bảo sạch sẽ thì khách hàng mới có ấn tượng tốt về quán ăn của bạn.
Chú trọng vào chất lượng phục vụ
Hiện nay có vô vàn quán bún mọc lên san sát từ đô thị cho tới miền quê. Do vậy, để có lợi thế cạnh tranh thì việc tăng chất lượng phục vụ để gây ấn tượng với khách hàng là điều vô cùng quan trọng.
Hãy luôn tận tình phục vụ những yêu cầu dù là nhỏ nhất của khách như thêm rau, thêm bún, phục vụ nước uống, trà đá… Ngoài ra, nếu như bạn có tuyển thêm nhân viên phục vụ thì cũng cần đào tạo và hướng dẫn để nhân viên có thái độ vụ tốt nhất, luôn hòa nhã và vui vẻ với khách hàng.
Chỉ tuyển đủ số lượng nhân viên cần thiết, tránh lãng phí
Sai lầm của rất nhiều quán ăn đó là tuyển nhiều nhân viên dẫn tới tình trạng lãng phí và không cần thiết. Do vậy, cần cân nhắc khả năng phục vụ của quán lúc đông nhất và lúc khách vắng để có thể có kế hoạch thuê nhân viên hợp lý nhất.
Thiết kế thực đơn quán ăn bắt mắt, đa dạng món ăn.
Quán bún ngan không nhất thiết chỉ được bán duy nhất một món. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thì xây dựng thực đơn đa dạng và hợp lý là một phương án tốt. Khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn và nhờ đó quán sẽ có cơ hội tăng doanh thu tốt hơn.
Tặng kèm, giảm giá, khuyến mãi nhỏ nhưng ý nghĩa
Đây là yếu tố vô cùng nhỏ nhưng góp phần tạo nên thành công rất lớn cho nhiều quán ăn. Kinh doanh ai cũng phải tính đến lời, lỗ nhưng nếu có thể cho đi những thứ nhỏ thì đừng ngại cho để có thể đạt được những thứ lớn hơn. Ví dụ như bạn có thể khuyến mãi khách trà đá, nước lọc, khăn giấy, giữ xe miễn phí. Những khoản này không hề lớn, nhưng nếu khách hàng dừng chân ăn ở quán mà phải trả thêm những khoản đó thì họ sẽ không hề vui chút nào.
Học nấu bún ngan mở quán – Kinh nghiệm mở quán bún ngan không bao giờ cũ
Bún miến ngan là món ăn dân dã nhưng vô cùng ngon miệng. Đặc biệt, với những ai đã tạm ngán ăn những món thường nhật thì bún ngan là món ăn đổi vị lý tưởng bởi những miếng thịt ngan thơm ngọt, sợi bún mềm mại ăn cùng nước dùng đậm đà. Bởi nhu cầu ăn uống đang ngày một tăng cao đồng nghĩa với việc chất lượng món ăn cũng cần đáp ứng được với khẩu vị của khách hàng.
Bạn cần nhớ là dù có bao nhiêu cánh tay hỗ trợ bạn đi chăng nữa mà món bún của bạn không ngon thì cũng không thể nào khiến khách hàng muốn quay lại lần 2 được. Kinh doanh ẩm thực thì bạn cần phải hiểu sâu về những món ăn mà mình bán. Một tô bún ngan ngon thì quan trọng nhất là nước dùng trong, ngọt tự nhiên và thịt ngan mềm, ngọt, không tanh, không bã. Các món rau ăn kèm phải tươi và được nhặt rửa cẩn thận.
Điều cuối cùng mà Quang Huy muốn khuyên bạn là hãy kinh doanh bằng cái tâm của mình. Chú trọng tới từng chi tiết dù là nhỏ nhất để khách hàng cảm thấy thoải mái và yên tâm nhất khi thưởng thức món ăn tại quán của bạn sẽ giúp cho quán có được thành công bền vững.
Trên đây là chia sẻ về kinh nghiệm mở quán bún ngan cho những ai sắp khởi nghiệp. Hy vọng bạn đã có được những thông tin cần thiết nhất. Chúc bạn thành công.