Tin tức
Cách Nấu Cháo Lòng Miền Bắc Không Hôi, Thơm Ngon Ngất Ngây

Cách Nấu Cháo Lòng Miền Bắc Không Hôi, Thơm Ngon Ngất Ngây

Thời gian cập nhật: Tháng mười 23, 2023
5/5 - (1 bình chọn)

Cháo lòng là món ăn ngon được mọi người dân Bắc – Trung – Nam ưa chuộng. Mỗi vùng miền khác nhau lại có một công thức nấu cháo lòng riêng. Từ đó tạo nên hương vị đặc trưng của từng vùng miền. Khác với miền Nam và Tây Nam Bộ, món cháo lòng miền Bắc có hương vị và cách thưởng thức rất khác biệt. Cùng Quang Huy tìm hiểu về cách nấu cháo lòng miền Bắc qua bài viết dưới đây nhé.

Nếu bạn đang định kinh doanh quán cháo lòng đừng bỏ lỡ các sản phẩm nồi nấu cháo điện của chúng tôi. Quang Huy hiện có rất nhiều chương trình ưu đãi giảm giá khi mua sản phẩm. Liên hệ 0379.377.888 để được hỗ trợ. 

So sánh cháo lòng miền Bắc với cháo lòng miền Nam và miền Tây

Cháo lòng miền Bắc là cách ăn phổ biến nhất với món này. Hạt gạo được giã nhuyễn. Sau đó đem nấu với nước hầm xương và nước luộc lòng. Lượng nước dùng được ước lượng vừa phải sao cho cháo sau khi nấu chín nhừ, đặc sánh. Cháo có hương thơm béo ngậy và vị ngọt từ nước xương, cùng vị bùi bùi của tiết lợn.

Phân biệt cháo lòng miền Bắc và cháo lòng miền Tây

Cách nấu cháo lòng miền Nam và miền Tây có đôi chút khác biệt so với người Bắc. Cháo lòng miền Nam và Miền Tây sử dụng gạo trộn đó là gạo nếp và gạo tẻ. Hai loại gạo này sau khi vo sạch được đem rang vàng. Như vậy, khi nấu, cháo thoang thoảng mùi gạo rang thơm, kích tích vị giác của người dùng.

Điểm khác biết tiếp theo đó chính là độ đặc của cháo. Cháo lòng miền Tây và miền Nam nấu loãng chứ không đặc như của miền Bắc. Vì vậy khi ăn, người ta thường dùng kèm quẩy hoặc bún tàu, bún tươi.

Cháo lòng miền Nam khi thưởng thức, người ta sẽ nặn một chút nước chanh tươi. Thêm vào một thìa nhỏ ớt băm ngâm giấm để làm dậy vị. Cháo khi còn nóng được trộn vào ăn kèm các loại sau sống như húng, rau giá, hành.

Mỗi vùng miền lại có một công thức nấu cháo riêng. Vậy tại sao bạn không lần lượt thử nấu cháo lòng theo đặc trưng từng vùng để đổi mới khảu vị cho cả gia đình. Trước tiên, hãy bắt đầu với cách nấu cháo lòng miền Bắc dưới đây nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu nấu món cháo lòng miền Bắc

Cháo lòng – cái tên nghe là biết ngay về những nguyên liệu sẽ được sử dụng trong món ăn. Đây tưởng như là một món mộc mạc nhưng những gì tạo nên nó đều phải qua tuyển chọn và sơ chế kỹ càng.

Nước hầm xương nấu cháo phải được làm từ xương ống heo. Đây là phần xương cho chất tủy béo ngậy và thơm nhất. Tiếp đến là các bộ phận nội tạng phải là những phần ngon nhất của con heo. Nên chọn những loại nguyên liệu tươi mới, không sử dụng những loại thực phẩm ôi thiu. Nội tạng được lấy từ con ho khỏe mạnh, không ốm bệnh.

Chuẩn bị nguyên liệu để hoàn thiện món chào lòng miền Bắc

Chuẩn bị nguyên liệu để tiến hành nấu cháo :

  • Gạo nếp: 1/3 bát
  • Gạo tẻ: 1/3 bát
  • Xương ống: 500g
  • Lưỡi lợn: 1 chiếc
  • Gan lợn: 100g
  • Tiết lợn: 200g
  • Tim, lòng non, dạ dày
  • Hành lá, hành khô, gừng, kinh giới, ngò gai, rau mùi tàu, rau mùi, giá đỗ, ớt
  • Nước mắm, muối tiêu, giấm

Cách nấu cháo lòng miền Bắc chuẩn vị

Cách làm lòng nấu cháo ngon, không bị mùi hôi

Xương lợn, lưỡi lợn và các bộ phận nội tạng đem rửa sạch. Lưỡi lợn dùng dao cạo sạch phần trắng. Phần nội tạng như tim, gan , lòng, dạ dày sẽ làm sạch bằng nước lọc, sau đó rửa qua với nước muối để khử mùi tanh sau đó đem đi luộc hoặc chiên giòn tùy theo sở thích. Khin đã chín tiến hành thái mỏng và xếp chúng ra đĩa. Tiết lợn chia 2 phần, 1 phần pha thêm nước lọc, mì chính và nước mắm để đông.

Công đoạn vo gạo đóng vái trò quan trọng tỏng việc nấu cháo

Gạo vo sạch, nhặt bỏ sạn và tạp chất. Sau đó đem gạo ngâm trong 1 giờ để gạo ngậm nước và nhanh nhừ. Ngâm gạo xong bạn vớt ra, để ráo nước, sau đó giã nhuyễn. Khi giã thêm 1 chút nước loãng. Như vậy là bạn đã hoàn thành các bước sơ chế nguyên liệu.

Hầm xương, nấu cháo

Xương ống và lưỡi lợn phải được trần qua nước sôi từ 5 – 10 phút. Sau đó, bạn đổ hết phần nước luộc sơ đi, đem xươi và lưỡi rửa lại thật sạch với nước máy.

Ninh xương ở mức nhiệt độ thấp, liu diu giúp nước xuowngt hanh và ngọt hơn.

Tiếp theo cho xương vào ninh cùng với hành tím nướng. Trong quá trình ninh xương, nếu thấy có bọt thì hớt bỏ. Khi nước đã sôi, bạn cho lưỡi lợn vào luộc cùng xương.

Khi lưỡi lợn chín thì vớt ra. Cho gạo đã chuẩn bị sẵn vào nồi. Tiếp tục đun trong khoảng 45 phút đến khi cháo nhừ. Bạn đổ bát tiết lợn đã đánh tan cùng gừng băm nhỏ. Vừa đổ vừa dùng muôi khuấy đều để tiết và cháo hòa vào nhau, không bị vón cục.

Cháo sau khi nấu chín phải đạt độ sánh mịn, không bị lợn cợn khó ăn.

Sử dụng nồi nấu cháo giúp công việc của bạn trở lên nhanh chóng và tiện lợi hơn. Cùng tham khảo những thiết bị nồi nấu cháo đang bán chạy trên thị trường dưới đây nhé:

Cách làm dồi lợn cho món cháo lòng miền Bắc

Chuẩn bị các nguyên liệu làm dồi lợn:

  • Ruột non: 300g
  • Tiết heo: 200g
  • Cuống họng: 50g
  • Mỡ heo: 50g
  • Da heo: 50g
  • Húng quế, hành lá Sả băm, hành khô, nước cốt chanh, tỏi, ớt
  • Bột nêm, muối, đường, bột ngọt

Tiết heo sau khi mua về để đông. Hấp cách thủy tiết heo trong 15 phút. Như vậy sẽ giúp tiết dễ dàn đều hơn khi nhồi vào ruột.  Mỡ và da heo rửa thật sạch, cắt hạt lưu nhỏ và để riêng ra tô. Cuống họng bạn rửa thật sạch rồi chần sơ qua nước sôi, băm nhuyễn.

Ruột heo rửa sạch. Dùng hỗn hợp muối, gừng, rượu để xát và nhào lòng heo nhiều lần cho hết chất hôi. Sau đó rửa sạch lại với nước. Ngò gai, húng quế, hành lá cùng các loại rau thơm khác đem lên thớt và thái nhỏ.

Dùng một cái tô lớn, cho mỡ, da heo, rau húng quế, hành lá cắt nhuyễn, sả băm, tiết hấp, cuống họng băm vào. Nêm muối, đường, bột nêm, bột ngọt, hạt tiêu vào trộn thật đều. Sau đó, bạn nhồi các nguyên liệu vào ruột heo. Dùng chỉ nấu ăn buộc chặt 2 đầu để các nguyên liệu không bị chảy ra ngoài khi luộc. Dùng tăm đâm xung quanh miếng dồi để dồi không bị bục khi đem luộc.

Chiên dồi ở mức nhiệt độ vừa phải, lấy ra và cắt thành lát nhỏ vừa ăn

Cuối cùng, bạn chỉ cần đem dồi heo đi chế biến. Tùy khẩy vị, bạn có để them hấp, luộc hoặc rán. Mỗi cách làm đều cho một hương vị độc đáo riêng. Như vậy là bạn đã hoàn thành món dồi heo ngon như ngoài hàng.

Tham khảo thêm: Cách nấu cháo lòng heo ngon để bán siêu hút khách

Thưởng thức trọn vẹn món cháo lòng miền Bắc

Cháo múc ra bát, sau đó rắc hành lá đã thái nhỏ lên ăn kèm cùng với hạt tiêu và các loại rau thơm khác. Lòng xắt vừa ăn, xếp ra đĩa sau đó thưởng thức cùng với cháo.

Xem thêm: Nồi nấu cháo bằng điện công nghiệp giúp tăng năng suất nấu cháo cho cửa hàng bạn.

Thưởng thức món cháo lòng cùng với các loại rau ăn kèm

Một cách ăn khác là khi cháo chín, bạn đổ trực tiếp lòng vào cháo. Đun 1 lúc đến khi cháo sôi trở lại thì múc ra bát. Thêm hành lá, tiêu, rau thơm vào là có thể dùng được.

Cháo lòng là 1 món ăn thơm ngon chứa chiều protein, calo va chất béo. Vì vậy, rất thích hợp với những người mắc bệnh bệnh còi xương, thiếu máu, mù màu.

Trên đây là cách nấu cháo lòng miền Bắc thơm ngon chuẩn vị. Cùng vào bếp nấu một bữa cháo lòng để chiêu đãi cả gia đình trong ngày đổi gió nhé. Chúc các bạn thành công!

Bình luận
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Tin liên quan
Đăng ký tư vấn miễn phí

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay
Tư vấn