Cách nấu hủ tiếu sa tế bò Triều Châu
Hủ tiếu sa tế bò là một trong những món hủ tiếu khó tìm, khó nấu của cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn. Món ăn có nguồn gốc từ Triều Châu. Sau khi du nhập vào Việt Nam được biến tấu thêm các loại thơm và thực phẩm ăn kèm để phù hợp với khẩu vị người Việt. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cách nấu hủ tiếu sa tế bò tại nhà chuẩn vị người Hoa. Cùng tìm hiểu!
Nếu bạn đang kinh doanh quán bún phở, hủ tiếu hãy tham khảo nồi phở điện Quang Huy. Trợ thủ đắc lực giúp kinh doanh bán hàng trở lên hiệu quả hơn. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0379.377.888 để nhận thông tin ưu đãi.
Đôi nét về món hủ tiếu sa tế
Theo các tín đồ ẩm thực, có tới 14 loại hủ tiếu quen thuộc đối với người Sài Gòn. Trong số đó có rất nhiều món hủ tiếu có nguồn gốc nước ngoài như hủ tiếu Nam Vang gắn với vùng đất Nam Vang của Campuchia, hủ tiếu hồ và hủ tiếu sa tếcủa người Tiều (Triều Châu).
Trong khi đa số các loại hủ tiếu thường có nước dùng trong, mang hương vị thanh ngột từ xương hầm. Hủ tiếu sa tế lại đem đến hương vị đặc trưng, thơm ngậy của bơ đậu phộng và cay the của ớt cùng các loại hương liệu khác.
Có thể nói đây là một trong những món khó tìm, khó nấu của cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn. Điểm tạo nên sự khác biệt ở hủ tiếu sa tế chính là nước dùng được nấu từ thịt bò hoặc nai có màu vàng sánh đục hòa quyện cùng hương thơm các loại gia vị như: hành tây, gừng, bơ đậu phộng, sa tế…
Hủ tiếu sa tế nhìn qua có vẻ cay nhưng thực sực không phải vậy. Màu đỏ của nước dùng được tạo nên từ sốt satay, sa tế tôm và bơ đậu phộng. Vì vậy người ăn cay kém cũng có thể thưởng thức món này.
Ngoài các nguyên liệu chính, hủ tiếu sa tế ăn kèm với nhiều loại rau củ như cà chua, dưa leo, chuối chát, khế chua,… Khiến món ăn cân bằng vị giác và đạt đến độ sâu về mặt dinh dưỡng.
>>> Hủ tiếu Gõ Quảng Ngãi nổi tiếng, cách nấu món này như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay: Cách Nấu Hủ Tiếu Gõ Quảng Ngãi Công Thức Gia Truyền
Nguyên liệu nấu hủ tiếu sa tế
Để nấu hủ tiếu sa tế ngon đúng vị người Hoa, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết. Điểm nhấn của món này là vị the cay của sa tế và hương thơm ngậy từ bơ đậu phộng. Vì vậy đây là 2 gia vị không thể thiếu khi nấu hủ tiếu sa tế.
Nguyên liệu nước hầm xương:
- Xương bò 1 kg
- Hành tây 1 củ
- Đường thốt nốt
- Gừng cắt lát
Nguyên liệu làm sa tế bò
- Thịt nạm bò cắt lát 150 g
- Sa tế ớt 80 g
- Bơ đậu phộng 80 g
- Sốt satay 150 g (có thể mua ở siêu thị hoặc các đại lý thực phẩm)
- Tỏi băm 10g
Nguyên liệu ăn kèm
- Thịt thăn bò cắt lát 400 g
- Sợi hủ tiếu
- Đậu phộng rang giã nhuyễn, mè rang
- Rau củ: Cà chua, dưa leo, chuối chát, khế chua, giá sống
- Gia vị: muối, hạt nêm, dầu ăn.
Cách nấu hủ tiếu sa tế
Bước 1: Nấu nước lèo hủ tiếu sa tế
Xương bò ngâm muối khoảng 30p sau đó rửa sạch, chặt khúc nhỏ. Luộc sơ xương bò trong nước sôi cho hết chất bẩn. Trong khi luộc có thể cho thêm vài lát gừng và cải bẹ xanh để khử mùi hôi từ xương bò.
Xương bò sau khi trần thì lấy ra rửa lại với nước sạch. Sau đó ninh xương với một củ hành tây, vài lát gừng, muối, đường thốt nốt trong khoảng 3 tiếng đồng hồ.
Trong quá trình ninh xương, thường xuyên kiểm tra nồi và hớt váng bọt nổi trên bề mặt.
Bước 2: Cách nấu sốt sa tế bò
Thịt nạm bò rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
Đặt một chiếc nồi sạch lên bếp, cho dầu ăn vào và làm nóng nồi. Cho tỏi vào đảo đều đến khi thơm thì cho thịt nạm bò vào đảo sơ. Khi thịt bắt đầu săn lại thì cho sa tế, sốt satay, bơ đậu phộng và các nguyên liệu còn lại vào, đảo đều tay.
Bước 3: Ninh nước dùng
Khi thịt nạm bò đã bắt đầu thấm gia vị thì đổ nước hầm xương vào. Ninh với lửa nhỏ đến khi thịt chín mềm.
Trong bước này, bạn có thể nêm nếm lại gia vị cho nước dùng sao cho vừa ăn. Như vậy là bạn đã hoàn thành công đoạn nấu nước lèo hủ tiếu sa tế.
Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức hủ tiế sa tế
Thịt bắp bò rửa sạch, thái lát mỏng. Lưu ý thái ngang sớ thịt để khi ăn thịt không bị dai. Sợi hủ tiếu trần sơ qua nước sôi rồi cho vào bát.
Xếp thịt bò vào chính giữa bát. Tiếp đến, cho các loại rau củ ăn kèm như cà chua cắt lát, dưa leo thái sợi, chuối và khế cắt lát lên trên. Chan ngập hỗn hợp nước lèo sa tế.
Cuối cùng cho rau thơm, giá đỗ, đậu phộng giã lên trên là các bạn đã có tô hủ tiếu hủ tiếu sa tế mang đậm phong cách người Tiều.
>>> Hủ tiếu thập cẩm nấu như thế nào ngon? Hãy tham khảo cách nấu sau: Bí kíp tự nấu hủ tiếu thập cẩm tại nhà thơm ngon mà cực đơn giản
Hướng dẫn cách làm sa tế Triều Châu chuẩn vị nhất
Một trong những bước quan trọng không kém để làm nên vị ngon hấp dẫn của hủ tiếu. Dưới đây là hướng dẫn làm cách làm sa tế Triều Châu chuẩn nhất mà các bạn nên tham khảo nếu muốn có món hủ tiếu dậy mùi và hấp dẫn.
Bước 1: Dùng 1 chiếc chảo và cho dầu mè và đun nóng, kết hợp đổ hành, tỏi băm nhỏ vào phi cho đến khi dậy mùi . Tiếp theo các bạn cho thêm ngũ vị hương, bột quế, đậu phộng rang nhuyễn thành bột, mè rang nhuyễn đaor cho thật thơm rồi chút một lượng sa tế vừa đủ, sốt Xo, bơ đậu phộng vào quấy cùng với ớt khô và bột đậu đỏ để hỗn hợp mềm và chảy nước ra chuyển thành màu đỏ đậm đẹp. Ngoài ra nếu bạn là người ưa ăn cay nhiều thì đừng quên cho ớt khô.
Bước 2: Cho hỗn hợp vừa xào bên trên vào một chiếc nồi nước lèo rồi nêm nếm lại với bột nêm hoặc muối. Nếu thấy sa tế có vị béo béo mặn mặn ngọt đậm đà. Kết hợp cho cà chua vào nấu chung cho mềm nhuyễn.
Bước 3: Cho bánh phở vào tô rồi nhúng thịt bò vào nồi sa tế sau đó sắp thịt và chan nước sốt sa tế vào tô hủ tiếu. Các bạn hãy chan ít nước thôi vì món nàu có độ khô khô sệt sệt chứ không cần dùng nhiều nước, rắc hành ngò lên mặt trên. Rắc thêm rau húng quế, vài lát cà chua, ít đậu phộng, mè rang rắc lên bề mặt.
>>> Một món hủ tiếu của người Hoa rất thơm ngon. Hãy xem ngay: Cách Nấu Hủ Tiếu Sườn Kho Của Người Hoa Ngon Đơn Giản Nhất
Nấu hủ tiếu sa tế nhanh gọn với nồi hầm xương bằng điện
Nước lèo được xem là linh hồn của món hủ tiếu sa tế. Nước dùng muốn ngon và có vị ngọt ngậy của xương, phải được ninh trong nhiều giờ liền. Đặc biệt, nếu bạn muốn nấu hủ tiếu sa tế để kinh doanh, chắc chắn việc sử dụng nồi ninh xương bằng than không phải là các làm hiệu quả.
Để tiết kiệm thời gian, tăng năng suất nấu hủ tiếu, Quang Huy đã chế tạo ra nồi nấu hủ tiếu bằng điện 220V vô cùng tiện lợi và dễ dàng sử dụng.
Nồi hủ tiếu điện làm bằng inox cao cấp, siêu bền. Khả năng chiu lực chịu nhiệt tốt. Đặc biệt, không bị han gỉ ngay cả khi thường xuyên tiếp xúc với nước.
Đặc điểm của nồi nấu hủ tiếu bằng điện là thời gian làm sôi nước nhanh. Nồi có cấu tạo nhiều lớp chống thất thoát nhiệt ra bên ngoài. Từ đó giúp xương nhanh nhừ, nhanh hơn từ 2 – 3 tiếng so với nồi nấu bếp truyền thống.
Ưu điểm của nồi nấu hủ tiếu điện:
- Làm bằng inox cao cấp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Dải nhiệt từ 30 – 100 độ C, thích hợp để hẩm xương, ninh xương, nấu nước dùng
- Các nút công tắc điều chỉnh dễ dàng
- Nồi cách nhiệt, vỏ ngoài không nóng, không bị bỏng khi vô tình chạm vào nồi
- Có van xả đáy tiện dụng, đễ dàng vệ sinh.
Nồi nấu hủ tiếu điện là giải pháp tối ưu dành cho các quán phở,quán hủ tiếu sa tế,… Ngoài ra, Quang Huy còn nhận đóng xe hủ tiếu gõ, thiết kế nồi nấu nước lèo 2 ngăn theo yêu cầu của quý khách. Liên hệ đặt hàng để được tư vấn chi tiết về sản phẩm và cách chính sách ưu đãi hấp dẫn.
Trên đây là những chia sẻ về cách nấu hủ tiếu sa tế bò tại nhà. Đây là một món ngon độc đáo, rất thích hợp để chiêu đãi gia đình vào những dịp sum họp cuối tuần ý nghĩa.