Tin tức
3 Cách Làm Xôi Ngũ Sắc: Ngon, Thơm, Dẻo, Bắt mắt

3 Cách Làm Xôi Ngũ Sắc: Ngon, Thơm, Dẻo, Bắt mắt

Thời gian cập nhật: Tháng Chín 1, 2023
Tác giả: anh tuyet
5/5 - (1 bình chọn)

Ít ai biết rằng có tới 3 cách làm xôi ngũ sắc mà công thức nào cũng dễ áp dụng và thu về thành phẩm cực đỉnh. Và nếu tò mò về nguồn gốc, ý nghĩa và quy trình hoàn thiện món ngon thì hãy lướt ngay xuống bài viết của noiphodien123.vn để có thêm thông tin nhé!

1. Xôi ngũ sắc – món ngon đặc sản của phố núi

xôi ngũ sắc

1.1 Nguồn gốc

Xôi ngũ sắc vốn là đặc sản của núi rừng phương Bắc – nơi tập trung nhiều người Tày, người Nùng sinh sống. Món ăn này thường được chế biến trong những ngày lễ tết, cưới hỏi, đoàn viên.

Nguyên liệu chính làm nên loại xôi này là nếp nương, sử dụng thêm các loại lá để tạo màu cho thành phẩm. Tùy từng vùng miền cụ thể mà nguyên liệu nhuộm xôi sẽ có đôi chút sai biệt. Thế nhưng theo công thức truyền thống thì đó là hợp phần của lá dứa (lá nếp), lá cẩm, nghệ và gấc. 

1.2 Ý nghĩa

Nhìn vào tạo hình của thành phẩm khi ra lò, bạn sẽ thấy 5 phần xôi được xếp thành vòng tròn và có tính hướng tâm. Theo quan niệm dân gian, 5 màu sắc đặc biệt này biểu tượng của ngũ hành, chất chứa thông điệp về tình đoàn kết, keo sơn giữa các dân tộc anh em.

Mỗi đại diện đều mang 1 sắc thái riêng nhưng vẫn nằm trong thể thống nhất. Có mối tương trợ qua lại với nhau trong 1 kết cấu chung. Bên cạnh đó, mỗi màu sắc còn mang trong mình lời nguyện ước của dân sinh. 

 ý nghĩa món xôi ngũ sắc

1.3 Hương vị

Mặc dù “kinh qua” kỹ thuật nhuộm màu nhưng món xôi ngũ sắc lại vô cùng an toàn. Vậy nên, bên cạnh độ dẻo, mùi hương đặc trưng của nếp nương, bạn còn thấy hương lá nếp, lá nếp, thịt gấc… cứ gọi là ngào ngạt. Không những vậy, món ăn lại bonus thêm cốt dừa ở công đoạn gia giảm ban đầu và dặm thêm khi hoàn thiện. Vậy nên, hương vị của thành phẩm rất ổn đảm bảo ăn 1 lần là mê cả năm.

➤ ➤ ➤  XEM NGAY: Cách nấu xôi lá dứa ngon

2. 3 Cách làm xôi ngũ sắc ngon, đẹp, an toàn tại gia

2.1 Xôi ngũ sắc truyền thống

Xôi ngũ sắc truyền thống là món có độ “phủ sóng” mạnh mẽ nhất. Với sự góp mặt của nhiều nguyên liệu quen thuộc: lá dứa, lá cẩm, nghệ, gấc, cốt dừa…vv. Cách hoàn thiện không hề khó, chỉ cần chú trọng bước ngâm nguyên liệu và nhuộm màu cho gạo nếp là sẽ thành công.

nhuộm màu gạo làm xôi

Chuẩn bị:

  • Gạo nếp nương
  • Rượu trắng
  • Nghệ
  • Lá dứa (lá nếp)
  • Lá cẩm
  • Nước cốt dừa
  • Đường

nguyên liệu nấu xôi ngũ sắc

Cách thực hiện:

  • Làm mềm gạo bằng cách ngâm trong nước mát 8-10h, hoặc ngâm nước ấm 3-4h.
  • Các củ đem bỏ vỏ, lá nhặt sạch, rửa qua, cắt nhỏ (chú ý để riêng từng thành phần)
  • Trộn ruột gấc với chút rượu trắng rồi lách bỏ hạt, lưu lại phần thịt quả
  • Lá cẩm đem đun sôi với nước trong 1/4h rồi chắt lấy nước
  • Lá dứa và củ nghệ đem giã nhỏ từng loại, pha thêm nước, nhào qua, lọc dung môi làm phẩm nhuộm
  • Chia gạo thành 5 phần, 1 phần giữ nguyên trạng thái rồi trộn thêm chút muối. 4 phần còn lại lần lượt đem ủ với nguyên liệu tạo màu đã chuẩn bị sẵn, “mix” thêm đường, muối và cốt dừa. Sau 1h, cho lần lượt nguyên liệu vào chõ gỗ, hấp 50’ thì rưới thêm cốt dừa cho “nức mũi” là xong.

2.2 Xôi ngũ sắc từ rau củ quả

Nếu đã rõ công thức nấu xôi truyền thống thì bạn chỉ mất thêm vài phút để nắm bắt trọn vẹn quy trình chế biến. Điều này là bởi nguyên liệu của 2 món có độ tương đồng cao, chỉ thay lá cẩm bằng thanh long ruột đỏ. Ngoài ra chú ý việc dặm lại màu ở cuối công đoạn hấp là đạt yêu cầu.

Chuẩn bị:

  • Gạo nếp nương
  • Rượu trắng
  • Nghệ
  • Lá dứa (lá nếp)
  • Thanh long đỏ
  • Nước cốt dừa
  • Muối
  • Dầu ăn

làm xôi ngũ sắc từ trái cây

Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu nhuộm màu sau khi làm sạch thì giã nhỏ, hòa cùng ít nước lọc rồi chắt lấy dịch nhuộm. Riêng với gấc chỉ lấy phần thịt quả.
  • Trộn nếp nương với muối rồi chia 5 phần bằng nhau. 4 phần còn lại ngâm hoặc trộn với các thành phần tạo màu (để chừng 1h là đạt). Lưu ý chỉ sử dụng 2/3 nguyên liệu tạo màu trong giai đoạn ngâm, phần còn lại sẽ được cho vào khi xôi gần chín để dặm màu.
  • Cho xôi vào hấp chừng 30′ thì rưới thêm nước màu. Sau đó, đậy nắp nấu thêm 15′ nữa thì rưới cốt dừa và dầu ăn là xong

2.3 Xôi mít ngũ sắc

Xôi mít ngũ sắc có 2 điểm độc đáo giúp phân biệt chúng với 2 món ăn kể trên. 1 là hạt gạo sau khi nhuộm màu riêng sẽ được trộn chung để tạo ra phức hợp màu sắc siêu bắt mắt. 2 là xôi được cho vào lòng của múi mít để thưởng thức cùng thức quả hấp dẫn này. 

Chuẩn bị:

  • Gạo nếp 
  • Mít tươi
  • Rượu trắng
  • Nghệ
  • Lá nếp
  • Lá cẩm
  • Hoa đậu biếc
  • Nước cốt dừa

làm xôi mít ngũ sắc

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu tạo màu rồi làm nhỏ. Với lá dứa, nghệ tươi đem vắt lấy nước cốt để nhuộm gạo. Lá cẩm và hoa đậu biếc thì đem đun sôi với nước trong 20′ rồi chắt lấy phần nước để tạo màu cho gạo nếp.
  • Trộn gạo với muối và đường, để 10′ rồi chia làm 5, ngâm 4 phần với nước màu trong 3 giờ. Sau đó đem để ráo, trộn đều cả 5 màu hạt và hấp chín. Trước khi lấy xôi ra đừng quên rưới cốt dừa để tăng độ thơm ngon cho thành phẩm.
  • Lấy dao nhọn rạch 1 đường dọc múi mít, bỏ hạt, sau đó nhồi xôi chín vào từng múi là hoàn thiện

3. Bật mí công cụ hấp xôi ngũ sắc dẻo ngon chuẩn vị để bán

Khi hấp xôi ngũ sắc để phục vụ bữa ăn gia đình, bạn có thể dùng chõ xôi bằng gỗ chuẩn kiểu truyền thống. Thế nhưng, nếu nhằm mục đích kinh doanh, công cụ hỗ trợ này sẽ trở nên vô giá trị. Vì sức chứa quá bé, không thể đảm bảo năng suất theo yêu cầu. Khi đó, hãy tìm đến 1 lựa chọn chuyên nghiệp và cao cấp hơn, đó chính là nồi hấp xôi công nghiệp.

Nồi đồ xôi bằng điện Inox 304 Quang Huy sản xuất tại xưởng

Nồi hấp xôi công nghiệp có sức chứa dao động từ 5-20kg, cao gấp cả chục lần so với xửng hấp thủ công. Không những vậy chúng còn có thiết kế phân tầng theo chiều dọc để đảm bảo độ tinh gọn. Chưa hết, tốc độ hấp chín xôi của thiết bị cũng cực ấn tượng, chỉ chừng 30 phút là thành phẩm đã chín dền.

Do sử dụng nhiên liệu sạch trong đun nấu nên xôi giữ nguyên được vị tự nhiên, không bị át chế bởi mùi khói bụi như cách nấu truyền thống. Đặc biệt, chi phí của mặt hàng này lại không hề đắt đỏ và do được hoàn thiện bằng inox 304, độ ATVS trong chế biến chạm ngưỡng tuyệt đối.

Cách làm xôi ngũ sắc chỉ có đôi chút lỉnh kỉnh ở khâu tách chiết màu. Ngoài ra thì quy trình khá đơn giản, không có gì đánh đố. 

Bình luận
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Tin liên quan
Đăng ký tư vấn miễn phí

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay
Tư vấn