Chia Sẻ Kinh Nghiệm Mở Quán Bún Hải Sản Bình Dân
Bạn đang muốn tìm hiểu kinh nghiệm mở quán bún hải sản để quá trình kinh doanh được thuận lợi, không gặp phải bất cứ vấn đề gì gián đoạn. Dưới đây là 6 kinh nghiệm được đúc kết mà bất cứ ai cũng nên biết trước khi mở quán bán bún hải sản.
Kinh nghiệm 1: Chuẩn bị nguồn vốn đầy đủ – Chi phí mở quán bún hải sản cần thiết
Để mở quán bún hải sản thành công thì kinh nghiệm đầu tiên bạn cần biết đó chính là phải có một nguồn vốn ổn định. Bởi sở dĩ trong kinh doanh nguồn vốn được đánh giá như “nguồn máu” để nuôi dưỡng mọi hoạt động kinh doanh của bạn. Từ đó yếu tố này sẽ quyết định quá trình kinh doanh bán bún cá của bạn có thuận lợi hay không.
Lấy một ví dụ để bạn có thể hiểu rõ và dễ dàng hơn đó là nếu như bạn không có vốn sẽ không thuê được mặt bằng (nếu bạn phải đi thuê), mua nguyên liệu, các thiết bị bếp, bát đũa, nội thất, chi phí nhân công, tiền điện nước,…
Chi phí mặt bằng mở quán
Thông thường đối với quán bún hải sản bình dân có diện tích không quá rộng. Diện tích những quán mặt đường hoặc trong ngõ nhỏ thì thường có mức giá thuê trung bình khoảng 5 triệu đồng/ tháng ( tùy vào vị trí, khu vực thuê có thể rẻ hoặc đắt hơn ).
Thông thường khi đặt thuê quán, chủ thuê yêu cầu đặt cọc khoảng 2 tháng, đóng tiền 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần. Như vậy mức chi phí đầu tư vào mặt bằng mở quán bún hải sản bình dân khoảng 25 triệu đồng.
Chi phí mua trang thiết bị, trang trí
Bàn ghế, các vật dụng đun nấu cần thiết, đồ dùng ăn uống là các trang thiết bị bạn cần sắm sửa. Các khoản chi dự tính bao gồm:
- Bàn ghế quán ăn: Quán bình dân thì bạn có thể chọn loại Inox hoặc gỗ hoặc nhựa. Khoảng 4 – 6 bộ bàn ghế trong quán. Chi phí khoảng 8 triệu đồng.
- Đồ nấu nướng: bếp gas, nồi nấu, xoong chảo, chén đĩa, khăn lau,… khoảng 20 triệu đồng
- Tủ bảo quản thực phẩm: tủ mát hoặc tủ đông bảo quản rau củ cần khoảng 15 triệu đồng.
Bạn cần sắm: Nồi nấu nước lèo cho quán bún riêu, hải sản, quán bún cá, bún phở,….nấu nước chuyên nghiệp, sạch sẽ hơn.
Chi phí mua nguyên liệu
Nguyên liệu thực phẩm hàng ngày bạn mua loại tươi ngon và cần tính toán sao cho phù hợp với lượng khách mỗi ngày. Các loại thực phẩm mua nhiều có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Tuy nhiên để đảm bảo hương vị món ăn luôn tươi ngon nhất thì hàng ngày vẫn nên tự lựa chọn nguyên liệu nhất là các loại rau, tôm, cá,….
- Chi phí mua nguyên liệu khoảng 1-2 triệu/ ngày
- Các loại gia vị nấu nướng
Chi phí thuê nhân sự
Đối với quán nhỏ thì sẽ có khoảng 1-2 nhân sự là đầu bếp và người phục vụ. Thường thì xác định mở quán ăn nhỏ thì bạn cũng là người đứng bếp luôn và cần thuê thêm 1 nhân sự phục vụ. Chi phí thuê phục vụ, chạy bàn khoảng 5 triệu. Bạn có thể thuê nhân viên cố định hoặc thuê nhân viên partime theo giờ ( thường là đối với những quán gần trường đại học ).
Trên đây là một số khoản chi phí cần thiết nhất. Tất nhiên trong quá trình kinh doanh có những khoản phát sinh riêng. Bất cứ một trong những vấn đề vừa nêu trên bị ngưng hoạt động đồng nghĩa quá trình kinh doanh của bạn đã gặp vấn đề. Ví dụ như bạn không có vốn để thuê mặt bằng thì bạn sẽ không có địa điểm để mở quán,…
Trong khi đó, ngược lại nếu như bạn có một nguồn vốn ổn định để duy trì chi phí trả tiền nhân công, mua nguyên liệu nấu ăn, trả mặt bằng, tiền điện nước,… thì quá trình buôn bán rất ổn định và chỉ còn nằm ở vấn đề đầu ra sản phẩm bạn có chuẩn bị được tốt hay không.
Vì vậy, trước khi mở quán bún hải sản kinh doanh bạn hãy tính toán, cân đối tài chính thật cẩn thận để đảm bảo quá trình buôn bán không gặp phải bất cứ vấn đề nào. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nguồn vốn dự trù cho 3 tháng đầu kinh doanh để đảm bảo quá trình kinh doanh thuận lợi nhất.
Kinh nghiệm 2: Khảo sát thị trường, đối thủ trước khi mở quán bán bún cá, bún hải sản
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” là một câu nói rất quen thuộc của ông cha ta từ xưa đến nay, ý chỉ trước khi bạn làm bất cứ điều gì đều phải biết được đối thủ của mình là ai?… Đặc biệt đối với quá trình kinh doanh bạn càng cần phải hiểu và biết rõ được đối thủ là ai? Thị trường bạn định kinh doanh đang yêu cầu điều gì?…
Khi bạn đã hiểu rõ được đối thủ và thị trường sẽ giúp bạn đúc kết được những kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả hơn như khắc phục các nhược điểm khi buôn bán và phát huy mọi ưu điểm vốn có. Thực tế có thể thấy có rất nhiều người kinh doanh dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu đối thủ của mình không chỉ trước khi kinh doanh mà còn là xuyên suốt quá trình đó.
Đây là một trong những yếu tố quán trọng cần phải tìm hiểu trước khi mở quán bán bún hải sản mà bạn nên biết. Khi bạn hiểu được thị trường cần gì, đối thủ là ai sẽ tìm một “con đường” riêng cho quán ăn của bạn để phát huy mọi ưu điểm, thu hút khách hàng và tăng doanh thu cao nhất.
Kinh nghiệm 3: Lựa chọn mặt bằng lý tưởng để mở quán bún hải sản
Một mặt bằng tại vị trí “đắc địa” cũng chính là một trong những chìa khóa vàng góp lên sự thành công cho quán bán bún hải sản của bạn. Bạn có thể thấy rằng có những quán ăn ở những vị trí như gần trường học, khu văn phòng, chợ, dân cư,… luôn có một lượng khách ổn định. Ở những vị trí quán nằm sâu trong ngõ nhỏ, đường vắng vẻ thì đồng nghĩa với đó là lượng khách hàng cũng ít.
Do vậy, thông qua quá trình tìm hiểu thị trường, đối thủ và phân tích hành vi khách hàng cũng sẽ giúp bạn lựa chọn được vị trí địa điểm mở quán bún hải sản phù hợp. Bạn hãy cân nhắc, đánh giá thật cẩn thận để có thể lựa chọn được vị trí kinh doanh phù hợp với nguồn vốn, quy mô để mang lại doanh thu, lợi nhuận cao nhất.
Đối với quán bún hải sản khách hàng có thể lựa chọn ăn vào ba bữa chính sáng, trưa, chiều tối vì vậy bạn nên chọn khu văn phòng, dân cư, trường học, khu công nghiệp,… là vô cùng hợp lý. Ngoài ra, bạn hãy căn cứ vào nguồn vốn đang có để có thể đưa ra quyết định lựa chọn vị trí mặt bằng phù hợp nhất.
Bạn cũng quan tâm tới:
- Kinh nghiệm mở quán bún cá với số vốn ít
- Chia sẻ kinh nghiệm khi mở quán bán bún riêu
Kinh nghiệm 4: Chuẩn bị công thức nấu ăn độc quyền
Nếu nguồn vốn là “máu”, mặt bằng buôn bán là chìa khóa thành công thì công thức nấu bún hải sản chuyên biệt, độc quyền lại chính là “cái hồn” giúp quán ăn của bạn có ghi điểm, giữ chân khách hàng hay không. Nếu bạn xác định quán ăn của mình kinh doanh lâu dài thì hãy tìm hiểu, học tập một công thực nấu ăn riêng mà không nên trùng với các quán ăn khác.
Có thể thấy thực tế rằng nếu quán ăn của bạn có hương vị, chất lượng tương tự như những quán ăn khác thì khách hàng thay vì lựa chọn quán ăn của bạn họ sẽ chọn quán của đối thủ vì vị trí gần hơn mà chất lượng vẫn vậy. Nhưng ngược lại, nếu quán ăn của bạn có một công thức riêng độc quyền, chất lượng rất tốt thì cho dù vị trí quán ăn của bạn có xa hơn một chút khách hàng vẫn sẽ đến và quay trở lại với bạn.
Nếu bạn không trực tiếp là người đứng nấu ăn thì hãy lựa chọn 1 vị đầu bếp có thể gắn bó lâu dài và có công thức nấu bún hải sản chuyên biệt, có mùi vị ghi điểm riêng. Khi khách hàng của bạn đông, đồng nghĩa với đó là doanh thu và lợi nhuận cũng sẽ cao.
Kinh nghiệm 5: Lên chiến dịch Marketing – Quảng bá thương hiệu của quán
Lên chiến dịch marketing quảng cho cho quán bán bún hải sản của bạn chính là một phương thức tiếp cận khách hàng chủ động và mang lại hiệu quả rất tốt so với việc bạn đợi khách hàng đến với mình. Với sự phát triển của thông tin xã hội hiện nay bạn có thể thực hiện quảng cáo PR cho quán ăn thông qua facebook, zalo, báo chí, youtube,…
Bạn hãy lựa chọn một kênh quảng cáo sao cho thật phù hợp với nguồn vốn, năng lực của quán để phát huy được tối đa chi phí, công sức đã đầu tư. Ngoài ra, nếu bạn mở quán bán bún hải sản trong các thành phố lớn thì bán hàng online chính là một phương thức kinh doanh dễ phát triển và tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Một số kênh đặt đồ ăn Online như: GoViet, GrapFood, NowFood,…. được rất nhiều người tải ứng dụng để đặt hàng và giao hàng tận nhà. Bạn có thể đăng kí tài khoản và trở thành người bán hàng trên các ứng dụng.
Bạn cũng nên đầu tư vào việc trang trí, tạo ra phong cách quán đặc biệt, dễ để lại ấn tượng trong lòng khách hàng hay cách phục vụ tận tình, chuyên nghiệp,… cũng chính là một trong những cách quảng bá rất hiệu quả. Không chỉ những người đến ăn trước, họ còn là người giới thiệu với nhiều người khác về quán ăn của bạn.
Kinh nghiệm 6: Hoàn thành thủ tục pháp lý trước khi mở quán bún hải sản
Hoàn thành thủ tục pháp lý là điều cần thiết bạn phải thực hiện trước khi mở quán kinh doanh bún hải sản. Với bước thực hiện này sẽ giúp quán ăn của bạn được đảm bảo mọi quyền lợi về pháp lý nếu như có bất cứ vấn đề gì cũng như tuân thủ luật pháp Việt Nam. Do đó, bạn hãy lên chính quyền tại nơi sở tại để đăng ký kinh doanh, làm mọi thủ tục cần thiết để không xảy ra bất kỳ gián đoạn nào trong xuyên suốt quá trình buôn bán của mình.
Ngoài những yếu tố quan trọng chúng tôi vừa nêu trên bạn cũng cần phải chú ý về cách lựa chọn nhân lực, phong cách phục vụ, nguồn nguyên liệu nhập vào, trang thiết bị nhà bếp, bát đĩa,… sao cho thật chu đáo, cẩn thận. Khi quán ăn của bạn đáp ứng được những điều này sẽ giúp quá trình buôn bán trở nên thuận lợi hơn.
Trên đây là 6 kinh nghiệm mở quán bún hải sản mà chúng tôi gợi ý cho bạn trước khi kinh doanh làm ăn. Hy vọng bài viết giúp bạn có những thông tin hữu ích!