Cách Nấu Phở Vịt Quay: Ngon, Đơn giản, Ăn cực cuốn
Đứng trước đại diện truyền thống có hương vị đã đi sâu vào tiềm thức người Việt, phở vịt quay vẫn không hề lép vế, thậm chí có phần độc đáo và gây ấn tượng hơn hẳn. Vậy nên, bất chấp mọi rào cản về khẩu vị vùng miền, món ăn xứ Lạng này đã hiện diện trên khắp mọi nẻo đường Bắc – Trung – Nam.
1. Phở vịt quay – món ngon trứ danh vùng Cao – Bắc – Lạng
Kể cả bạn là fan cuồng món phở truyền thống thì khi thẩm qua phở vịt quay, kiểu gì cũng bị hấp dẫn bởi món ăn cực độc đáo này của vùng Cao – Bắc – Lạng. Hãy cùng xem phở vịt quay đã níu giữ khẩu vị người dùng thông qua những điều đặc biệt nào nhé!
1.1 Thịt vịt quay hấp dẫn
Khi thành phẩm dọn ra, bạn sẽ không thấy sự hiện diện của bò, gà như món phở quen thuộc. Thay vào đó là phần thịt vịt quay vàng óng như mật ong và tỏa mùi thơm phức. Từng miếng từng miếng nằm san sát nhau, da óng ánh, ăn giòn tan còn thịt thì ngọt lịm, thơm ấm mùi mắc mật, tỏi, sả… ăn thấy “phê lòi”. Chính nhờ phần topping ngon khó cưỡng và siêu lạ miệng này mà món ăn có thể cưa đổ mọi đối tượng KH ngay từ lần đầu “chạm mặt”. Bất kể bạn đến từ đâu, có phải là tín đồ của món phở hay không.
1.2 Nước dùng ngọt thanh khiết
Nước dùng của phở vịt quay phải nói là ngon quên sầu. Chúng được “tạc” nên bởi hai thành phần rất ra gì và này nọ. Thứ nhất là kỹ thuật ninh nước dùng từ xương ống heo đập dập với bộ gia vị phở đặc trưng, hành tây và gừng nướng đi kèm. Thứ hai là phần nước được sinh ra từ bên trong của vịt trong quá trình quay giòn cùng cơ số gia vị: xì dầu, đậu phụ nhĩ, hạt mắc mặt, sả, gừng, tỏi, …vv. Vậy nên, thành phẩm có vị ngọt rất đặc trưng, thanh khiết nhưng đầy dư vị, đủ để gây vương vấn ngay từ lần đầu nếm thử.
1.3 Sợi phở trắng mềm dai
Sợi phở được làm ra từ những hạt gạo nương nên ăn khác hẳn so với gạo vùng đồng bằng, cực dai và săn, nhúng nước nóng vừa độ nên có độ đàn hồi hiếm có. Không những vậy, thành phần này còn có màu trắng ngà siêu đẹp mắt, vị bùi bùi, ngọt nhẹ, đưa hương.
✖✖✖ CLICK XEM: Cách chế biến phở bò viên
2. Cách nấu phở vịt quay thơm ngon, chuẩn vị Lạng Sơn
2.1 Nguyên liệu
- Bánh phở tươi: 1 kg
- Vịt cỏ: 1 con (cỡ trên dưới 2kg)
- Xương ống heo: 2kg
- Hành tây: 1 củ nhỏ
- Hạt mắc mật: 50 gam
- Lá mắc mật: 15-20 lá
- Tỏi: 3 củ vừa
- Sả: 5 củ
- Gừng: 2 củ to
- Xì dầu: 3 thìa canh
- Dầu hào: 1 thìa canh
- Tiêu xay: nửa thìa cafe
- Hành khô: 3 củ
- Rau ăn kèm: hành, mùi, giá, húng…
- Gia vị cơ bản: mắm, bột canh, hạt nêm…
2.2 Các bước làm
2.2.1 Sơ chế nguyên liệu
- Xương ống heo mua về ngâm trong nước giấm ấm 30′ để thanh tẩy bề mặt. Sau đó chặt khúc, chần qua nước nóng già rồi đập dập
- Vịt sơ chế sạch, sau đó đem trộn rượu, muối với chanh theo tỉ lệ đều bằng nhau. Xát cả mặt trong và mặt ngoài, để 30′ rồi xả sạch với nước máy
- Rửa sạch lá và hạt mắc mật cùng các phần củ còn lại, sau đó chia đôi. 1/2 làm dập, 1/2 xay nát. Phần xay nát trộn cùng dầu hào, xì dầu, tiêu xay, chút mắm cốt, hạt nêm và xoa đều lên mình con vịt (cả trong và ngoài). Phần làm dập thì trộn cùng chút xì dầu và nhồi vào khoang nội tạng của vịt, sau đó ướp 3-4h trước khi nướng
2.2.2 Ninh xương
- Cho xương heo vào nồi lớn cùng 4-5 lít nước. Khi nước sôi thì giảm nhiệt xuống mức vừa phải, dùng muôi vớt phần bọt và váng nổi lên. Lặp lại thao tác sau mỗi 10′ cho đến khi nước ninh xương trong là đạt
- Ninh xương trong vòng vài tiếng, sau đó gia giảm gia vị cho vừa miệng, lọc bỏ xương ống, bộ gia vị và xong
2.2.3. Quay vịt
- Quay vịt trong nồi điện chuyên dụng hoặc trên than hoa tùy nhu cầu. Chú ý trước khi thao tác phết thêm 1 lớp mật ong bên ngoài để thành phẩm dậy mùi và có màu sắc đẹp hơn
- Nếu nướng trên than hoa thì giữ khoảng cách tối thiểu 25cm. Đảm bảo vịt được xoay đều các mặt để vịt chín đều, có màu vàng cánh gián. Nếu nướng bằng nồi điện thì “fix” nền nhiệt 1800-200 độ C, duy trì trong 30′, tùy kích thước thực tế của nguyên liệu
2.3 Thành phẩm
- Thành phẩm có tạo hình “đã con mắt” với màu vàng ngả nâu siêu hấp dẫn của vịt quay, bánh phở trắng và đanh sợi, nước dùng hơi ngả đục và mang vị ngọt lịm tim. Không chỉ hấp dẫn bởi màu sắc, mùi hương của phở vịt quay cũng vô cùng đặc biệt, vừa có chút quen thuộc của món ăn truyền thống. Lại vừa mang sắc thái ẩm thực đặc trưng của xứ Lạng. Đảm bảo ai đã nếm qua cũng tự khắc trở thành “cạ cứng” của món ngon này.
3. Mẹo nấu phở vịt quay cực hút khách nhất định phải biết
3.1 Chọn nguyên liệu nấu chuẩn
Việc tuyển lựa nguyên liệu tươi ngon, chuẩn sạch vẫn là bắt buộc nếu bạn muốn gắn bó lâu dài, đạt đến độ thăng hoa trong kinh doanh. Và đừng ỷ lại vào ai, chính bạn hãy là người tìm kiếm nguồn cung, kiểm soát khâu đầu vào thật chặt chẽ để ngăn ngừa mọi nguy cơ có thể xảy ra.
3.2 Nấu nước dùng với nồi phở điện
Trong quá trình hoàn thiện món, công đoạn tốn thời gian nhất chính là hầm xương. Nếu nấu bằng nồi truyền thống sẽ mất tối thiểu 6h. Như vậy mỗi ngày chỉ chế biến chừng 2-3 lần là căng, không thể đun nấu nhiều hơn tần suất này.
Tuy nhiên khi dùng nồi phở điện, bạn chỉ mất 2,5h để hoàn thiện phần nước dùng. Thành phẩm có chất lượng siêu ổn vì được gia nhiệt chuẩn đét qua hệ thống kiểm soát thông minh. Nước dùng không ám mùi khói bụi hay vương bụi bẩn. Và với khả năng tái sử dụng siêu tốt, bạn có thể vận hành 5-7 lần mỗi ngày vẫn ngon ơ. Đó là chưa kể đến mức dung tích có độ dao động cực lớn của thiết bị. Dù bận cần loại nồi vài chục lít hay vài trăm lít thì cũng có thể tìm kiếm trong phút mốt.
3.3 Thưởng thức cùng xì dầu tỏi ớt
Đặc trưng của món ăn này là phần topping, chế biến theo phương thức quay giòn. Với loại gia vị đậm chất núi rừng – lá/hạt mắc mật. Sẽ là hoàn hảo nếu bạn thưởng thức món ăn này cùng xì dầu tỏi ớt. Nếm chút nước dùng nóng hổi cùng bánh phở trắng ngần. Sau đó, lách thịt vịt quay đem chấm cùng chén xì dầu thơm nức. Đảm bảo khẩu vị của thực khách sẽ “bùng cháy” cùng món ngon này cho mà xem.
Phở vịt quay không còn là món riêng của Lạng Sơn, bởi chúng đã đặt chân đến mọi vùng miền của tổ quốc nhờ hương vị đầy mê hoặc, mang đậm chất “bỏ bùa”. Và nếu đam mê kinh doanh ẩm thực, lại dành nhiều thiện cảm cho món ăn này thì bạn đừng chần chừ với cơ hội vàng này nhé!