10 Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh tươi ngon, giữ 100% giá trị dinh dưỡng
Tủ lạnh thiết bị gia dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình để bảo quản thực phẩm luôn tươi ngon, lưu giữ được 100% giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh. Cùng theo dõi bài viết sau để “bỏ túi” 10 cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, tươi ngon và lưu giữ được giá trị dinh dưỡng tối đa nhé!
1. Phân loại thực phẩm
Việc đầu tiên của việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là bạn phân loại thực phẩm.
- Thực phẩm tươi sống như hải sản, thịt cá
Với hải sản, thịt cá bạn phải sơ chế và rửa sạch với nước. Sau đó, để ráo nước trong thực phẩm.
Nếu thực phẩm cần bảo quản nhiều thì bạn cần phải chia thành các phần bằng nhau, khối lượng phù hợp với thực phẩm 1 bữa của gia đình bạn. Thực phẩm có thể đựng trong túi zip hoặc trong hộp đựng chuyên dụng.
Mách nhỏ: Chia đều thực phẩm giúp bạn rã đông nhanh hơn, không ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm.
Đặt thực phẩm đã chia nhỏ đựng trong túi zip hoặc hộp đựng vào ngăn đông (-18 độ C) thời gian sử dụng 3 – 5 tháng. Nếu đựng trong ngăn mát tủ lạnh 2 – 4 độ C thì thời gian sử dụng tốt nhất là 3 – 5 ngày.
- Thực phẩm đã nấu chín hoặc thức ăn thừa
Với thực phẩm đã nấu chín hoặc thức ăn thừa thì cách bảo quản sẽ khác đôi chút. Với thực phẩm nấu chín mà còn nóng bạn cần để nguội hoàn toàn trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản để đỡ tốn điện.
Sau khi thực phẩm đã nguội bạn cho lần lượt vào hộp đựng thực phẩm, đậy kín miệng và đựng trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ 2 – 4 độ C.
- Rau củ
Với thịt cá bạn sẽ phải sơ chế, rửa sạch trước khi bảo quản. Nhưng với rau củ nếu bạn muốn bảo quản dài ngày thì cần để khô, ráo nước hoàn toàn. Nếu rau củ bị dính nước rất nhanh thối, hỏng.
Sử dụng túi zip hoặc túi nilong có các lỗ nhỏ thoát khí để đựng rau củ cần bảo quản. Sau đó xếp lần lượt vào ngăn đựng rau củ của tủ lạnh. Củ ở dưới, rau ở trên. Không nên để củ nặng ở trên, rau dưới sẽ làm nát rau, rau nhanh hỏng.
Với nhiệt độ từ 3 – 5 độ C rau củ được bảo quản từ 2 – 7 ngày.
- Hoa quả
Với loại quả còn nguyên vỏ bạn có thể lau khô vỏ ngoài xong xếp lần lượt vào túi zip hoặc túi nilong có lỗ thoát hơi nước và đựng trong ngăn mát tủ lạnh. Với nhiệt độ từ 3 – 5 độ C quả tươi nguyên vỏ sẽ được bảo quản tối đa 5 – 7 ngày.
Quả đã gọt vỏ, bổ nhỏ thì bạn cần đựng trong hộp đựng thực phẩm có nắp đậy. Nhiệt độ bảo quảng từ 3 – 5 độ C thì loại trái cây này sẽ bảo quản được từ 1 – 2 ngày.
2. Sử dụng nhiệt độ thích hợp
Tùy từng loại thực phẩm sẽ có mức nhiệt độ bảo quản khác nhau.
- Rau củ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 1 – 4 độ C.
- Thực phẩm tươi sống, thịt cá, hải sản bảo quản tốt nhất trong nhiệt độ 1 – 3 độ C. Với ngăn đông là – 18 độ C.
3. Đóng gói thực phẩm cẩn thận
Nhằm duy trì độ tươi ngon của thực phẩm trước khi bảo quản bạn cần đóng gói thực phẩm cẩn thận.
Với thực phẩm tươi sống bạn cần sơ chế và rửa sạch thực phẩm rồi để ráo nước. Sau đó, cho vào hộp đựng thực phẩm hoặc túi zip bọc kín. Nếu sử dụng thực phẩm tươi trong ngăn mát tủ lạnh sẽ dùng được từ 1 – 3 ngày.
4. Không để quá nhiều đồ cùng 1 lúc
Tủ lạnh vận hành bằng cách phân bổ luồng khí lạnh đồng đều đến thực phẩm cần bảo quản. Nếu bạn để quá nhiều đồ trong tủ lạnh thì thực phẩm sẽ không được nhận đủ khí lạnh luân chuyển đến, dẫn đến thực phẩm nhanh hỏng hơn.
Vì vậy, cần để lượng thực phẩm vừa đủ trong tủ lạnh để thực phẩm được được bảo quản tốt nhất, giữ được lâu nhất.
5. Đóng hộp và bảo quản đông lạnh
Đông lạnh thực phẩm là cách bảo quản thực phẩm nhanh nhất, tối ưu nhất và thời gian bảo quản lâu nhất. Trước khi bảo quản thực phẩm đông lạnh bạn cho thực phẩm đã sơ chế vào hộp, hút hết không khí ra bên ngoài. Sau đó, bạn cho thực phẩm vào ngăn đông với nhiệt độ – 18 độ C. Với cách bảo quản này bạn sẽ kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm 1 năm.
6. Hút chân không và bảo quản ngăn đông
Cách bảo quản thực phẩm trong túi hút chân không và đựng trong ngăn đông tủ lạnh là 1 trong những cách bảo quản tối tân nhất hiện nay. Bởi với cách bảo quản này thực phẩm được bảo quản trong môi trường vi trùng, đông lạnh giữ được giá trị dinh dưỡng tối đa.
Mặt khác, không khí được rút hết ra ngoài giúp cho thu hẹp đến 75% kích thước của thực phẩm so với ban đầu. Nhờ vậy mà ngăn đông của tủ lạnh tối ưu được diện tích, bảo quản được nhiều thực phẩm hơn.
7. Bọc kĩ thực phẩm có mùi, thực phẩm tươi sống
Với thực phẩm tươi sống rất dễ bị vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập. Nên khi bảo quản bạn cần bọc kĩ bằng bao bì nilong hoặc hộp đựng thực phẩm để không ảnh hưởng tới chất lượng của các loại thực phẩm khác.
Với thực phẩm có mùi đặc trưng như mắm tôm, cá khô, mít, dưa muối, sầu riêng…bạn cần bọc kín thực phẩm bằng giấy bạc, túi nilong, hộp đựng thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản. Bởi, các loại thực phẩm này lưu giữ mùi rất lâu trong tủ lạnh mà dù bạn có vệ sinh cũng không làm sạch được.
8. Chọn chế độ phù hợp với từng loại thực phẩm
Với những dòng tủ lạnh hiện đại có rất nhiều chế độ bảo quản thực phẩm tiện ích như: trang bị thêm ngăn đông mềm để bảo quản thực phẩm tươi sống, ngăn rau củ quả kiểm soát độ ẩm hay công nghệ ánh sáng xanh giúp thực phẩm luôn tươi ngon không bị hao hụt chất dinh dưỡng.
9. Sắp xếp riêng từng loại thực phẩm
Sắp xếp lần lượt từng loại thực phẩm khi bảo quản trong tủ lạnh cũng là 1 cách giúp bạn bảo quản thực phẩm hữu hiệu mà không bị “lãng quên” đồ ăn khiến chúng bị hỏng.
Với thực phẩm mới bạn có thể đặt phía dưới hoặc phía trong của tủ lạnh. Đẩy thực phẩm đã bảo quản trước đó ra trước để có thể dễ dàng thấy và chế biến sớm nhất.
1 cách nữa để bạn kiểm soát được thời lượng bảo quản thực phẩm đó là ghi chú thời gian trên túi, hộp đựng thực phẩm để biết thời gian bảo quản thích hợp.
10. Bảo quản thực phẩm trong thời gian nhất định
Với cách bảo quản thực phẩm trong ngăn mát hay ngăn đông tủ lạnh giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm. Cũng như tránh việc để lãng phí thức ăn dư thừa sau mỗi bữa ăn.
Tuy nhiên, với những cách bảo quản này thì chỉ có thời gian bảo quản nhất định. Với ngăn mát tủ lạnh, thực phẩm để quá lâu sau thời gian khuyến nghị sẽ khiến thực phẩm héo, thối rữa.
Còn với thực phẩm tươi sống, bảo quản trong ngăn đông quá lâu sẽ dần làm giảm đi giá trị dinh dưỡng trong đó. Thậm chí, 1 số loại thực phẩm sẽ sinh ra các chất độc hại với cơ thể con người.
11. Một vài lưu ý khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Quá trình bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Sử dụng dụng cụ chuyên biệt để bảo quản thực phẩm như: hộp chuyên dụng, túi nilong, túi zip.
- Thực phẩm sống mà sử dụng trong ngày bạn nên để trong ngăn mát để không mất thời gian rã đông. Còn chưa dùng tới thì bạn có thể cho vào túi zip, hộp đựng chuyên dụng và cho vào ngăn đông.
- Nên dán nhãn, ghi tên từng loại thực phẩm để tiện sử dụng.
- Nhằm bảo lưu dinh dưỡng tối ưu cho thực phẩm tươi sống bảo quản trong ngăn đông. Nếu có thời gian bạn để vào ngăn mát và rã đông tự nhiên. Hoặc cho vào lò vi sóng quay 5 phút thì sẽ rã đông nhanh hơn.
- Không để thức ăn sống trong ngăn mát tủ lạnh quá 2 ngày. Bởi nhiệt độ từ 3 – 5 độ trong ngăn mát vẫn có thể giúp vi khuẩn sinh sôi, làm hỏng thực phẩm tươi sống.
- Một số thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh như: cà chua, hành củ, chuối, thảo mộc, khoai tây, tỏi, mật ong…
Ngày nay, bảo quản thực phẩm, rau củ quả trong tủ lạnh bằng cách hút chân không trước khi bảo quản được nhiều chị em nội trợ tin dùng. Sắm ngay 1 chiếc máy hút chuyên dụng giúp bạn bảo quản thực phẩm tốt hơn, thời gian sử dụng kéo dài từ 3 – 5 lần so với cách bảo quản thông thường.
Liên hệ với Quang Huy qua hotline 0379.377.888 để biết thêm về các dòng máy hút chân không phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn nhé!
Hi vọng với 10 cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chia sẻ trên giúp bạn có thể dễ dàng bảo quản thực phẩm đúng cách, an toàn. Nhờ vậy mà thực phẩm được tươi ngon, giữ được nhiều dinh dưỡng hơn.