12 Bước Mở Quán Cơm Văn Phòng Cho Người Mới Khởi Nghiệp
Mở quán cơm văn phòng cũng giống như hình kinh doanh những mặt hàng khác, cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ từ vốn cho tới kiến thức chuyên môn và chiến lược kinh doanh. Để giúp bạn có được hành trang vững trãi trước khi bắt tay vào kinh doanh thì dưới đây là 12 bước quan trọng nhất mà không một quán ăn thành công nào thiếu được. Hãy cùng Quang Huy tìm hiểu kỹ càng hơn trong bài viết này nhé.
Tiềm năng của kinh doanh quán cơm văn phòng
Giới văn phòng trong nhiều năm trở lại đây ngày càng có xu hướng bận rộn hơn. Bởi vậy mà chỉ rất ít người dành thời gian ra nấu cơm mỗi sáng để mang đi làm.
Hiện tại, tuy đã có nhiều đơn vị cung cấp cơm trưa văn phòng nhưng chủ yếu là những quán ăn nhỏ bình dân nên hầu hết mọi người vẫn còn chưa hoàn toàn tin vào chất lượng món ăn cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ vậy mà mở quán cơm văn phòng hiện nay là một ý tưởng khởi nghiệp đầy tiềm năng nhờ vào nhu cầu cao của thị trường.
Dưới đây, Quang Huy sẽ chỉ cho bạn những bước cụ thể để giúp bạn nắm được mở quán cơm văn phòng cần chuẩn bị những gì.
Mở quán cơm văn phòng cần những gì
Bước 1: Xác định mô hình, ý tưởng kinh doanh
Trước khi mở quán thì bạn cần xác định quán cơm văn phòng của bạn sẽ đi theo mô hình kinh doanh nào. Quán sẽ phục vụ theo kiểu bình dân, quán ăn nhỏ hay quán ăn lớn. Việc xác định được rõ ràng mô hình kinh doanh sẽ giúp cho những khâu chuẩn bị phía sau đồng nhất và đi theo một mô tip nhất định. Khi đã xác định được mô hình của quán ăn thì ta sẽ làm tiếp bước thứ 2.
Bước 2: Lập kế hoạch kinh doanh
Sau khi đã xác định được mô hình quán ăn thì bước này bạn sẽ xác định nguồn vốn cần thiết để mở quán cơm văn phòng và chia nguồn vốn ra cho từng hạng mục cụ thể. Nhiều người khi kinh doanh thường bỏ qua bước này vì nghĩ chỉ cần nhẩm tính trong đầu là có thể kiểm soát được. Chính bởi vì suy nghĩ như vậy mà từ ý tưởng khi triển khai vào thực tế thường không sát và dẫn tới chênh lệnh, thâm hụt vốn là chuyện thường.
Để không bị nhưng vậy thì bạn cần nhớ phải làm kế hoạch kinh doanh thật chi tiết. Bản kế hoạch kinh doanh cần cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, đo lường được, có tính thực tế và có thể đạt được bằng sức lực của mình trong khoảng thời gian cụ thể. Khi bám sát khung sườn này chắc chắn bạn sẽ có một bản kế hoạch kinh doanh vô cùng khả thi.
Bạn hãy làm kế hoạch mở quán cơm văn phòng ra một bảng excel là dễ nhìn nhất. Trong bảng đó hãy kẻ từng hạng mục và ghi chú chi phí dự trù cho mỗi mục để tạm tính chi phí tổng. Lưu ý, bạn càng làm chi tiết bao nhiêu thì việc sử dụng vốn của bạn sẽ càng sát sao và tránh được lãng phí bấy nhiêu.
Bước 3: Chuẩn bị và huy động vốn để mở quán cơm văn phòng
Sau khi xác định được mô hình và lên được kế hoạch đầu tư thì bạn sẽ chuẩn bị nguồn vốn đủ để đáp ứng được nhu cầu. Nếu bạn xác định huy động vốn và làm chung với anh em, bạn bè thì đừng quên trình bày về bản kế hoạch kinh doanh của mình nhé.
Bước 4: Tìm vị trí thuận lợi để mở quán cơm văn phòng
Mở một quán ăn thì chắc chắn phải đi tìm một vị trí đẹp rồi. Địa điểm lý tưởng để đặt quán ăn của bạn chính là nơi có nhiều tòa nhà văn phòng. Tuy nhiên giá thuê ở những vị trí như vậy không hề rẻ chút nào. Bạn nên tham khảo một vài nơi trước khi quyết định đặt bút ký nhé.
Bước 5: Khảo sát thị trường và đối thủ cạnh tranh
Bước 5 này cũng bị rất nhiều chủ quán bỏ qua khi mở quán cơm văn phòng. Bởi họ nghĩ rằng chỉ cần mở quán, nấu ra thì mọi người đi qua nhìn thấy sẽ ghé vào ăn. Nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm. Bởi có rất nhiều đối thủ kinh doanh mạnh và họ có những chiến lược kinh doanh đắt giá. Do vậy, trước khi làm ăn lớn thì cần phải biết ưu, nhược điểm của mình và ưu, nhược điểm của các quán ăn khác, từ đó phát triển định hướng quán cơm của mình cho hợp lý.
Dù là quán ăn nhỏ hay quán ăn lớn, trước khi kinh doanh, bạn hãy dành ra chút thời gian để đi tìm hiểu và nghiên cứu đối thủ kinh doanh của mình nhé.
Bước 6: Sửa sang, trang trí quán để phù hợp với khách hàng mục tiêu
Sau khi lựa chọn được địa điểm ưng ý rồi thì hãy lên ý tưởng sửa sang và trang trí quán theo sở thích của khách hàng mục tiêu. Tùy vào số vốn mà bạn có để dành cho hạng mục này mà bạn có thể tính toán trang trí cầu kỳ hay chỉ sửa sang lại đôi chút.
Nếu không có quá nhiều vốn, bạn chỉ cần làm sao để quán ăn có không gian sạch sẽ, thoáng mát và lịch sự nhất có thể là được.
Bước 7: Mua sắm đồ nội thất, dụng cụ nấu ăn trước khi mở quán cơm văn phòng
Mở quán cơm văn phòng thì cần những đồ đạc dụng cụ gì? Hãy xem nhé:
Về nội thất quán
- Bàn ghế
- Quạt (máy lạnh nếu có)
- Tủ lạnh, giá đựng đồ
- Đèn trang trí, cây chậu cảnh,..
Về đồ đạc phục vụ khách
- Bát đũa
- Giấy ăn
- Sọt rác…
Về dụng cụ nấu ăn
- Tủ nấu cơm công nghiệp
- Chảo
- Nồi nấu canh
- Muôi, thìa…
Bước 8: Xây dựng thực đơn hấp dẫn cho quán cơm
Một quán cơm muốn thu hút khách hàng thì ngoài địa điểm thuận lợi, không gian thu hút thì cũng cần một menu đa dạng để đáp ứng được những nhu cầu ăn uống đa dạng của khách hàng. Xu hướng dân văn phòng hiện nay rất ưa chuộng những bữa cơm gia đình do phải làm việc xa nhà. Do đó hãy tạo những menu cho quán cơm thật hấp dẫn theo phong cách chuẩn cơm mẹ nấu nhé. Đảm bảo sẽ thu hút rất nhiều thực khách đó.
Bước 9: Thuê nhân sự phục vụ quán
Nếu như quán cơm của bạn có quy mô vừa và lớn thì việc thuê thêm nhân viên phục vụ là điều cần thiết. Chi phí thuê nhân viên theo giờ là khoảng 12.000 – 15.000đ/giờ, theo tháng thì khoảng từ 4 – 5,5 triệu/tháng. Còn nếu như quán ăn nhỏ quy mô gia đình thì bạn có thể tạm thời chưa cần đến mục này nhé.
Kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng không có trên sách vở
Tạo dấu ấn riêng cho quán ăn
Ngày nay có vô số những quán ăn mở ra dọc các tuyến phố. Có không ít những đơn vị đã thành công nhưng số lượng người thất bại cũng không hề nhỏ chút nào. Bởi vậy, kinh doanh ẩm thực luôn luôn là ngành cạnh tranh. Nếu không tạo được dấu ấn riêng thì sẽ rất khó trụ lại trong cuộc chiến khắc nghiệt này.
Bởi vậy, ngoài những sự chuẩn bị kĩ lưỡng thì việc tạo cho mình một nét độc đáo dể thực khách nhớ về quán ăn của bạn là một điều vô cùng cần thiết.
Chất lượng món ăn là điều kiện cần, chất lượng phục vụ là điều kiện đủ
Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu nâng cấp khẩu vị món ăn cũng như trải nghiệm khi thưởng thức món ăn được đánh giá rất cao. Do vậy mà khi mở quán cơm văn phòng, chú trọng đến chất lượng món ăn là chưa đủ. Song song với đó, bạn cần đàu tư cả về chất lượng phục vụ.
Theo điều tra khảo sát về trải nghiệm của khách hàng thì có những vị khách họ trung thành với một quán ăn chỉ vì bảo vệ ở đó rất nhiệt tình và thân thiện. Hoặc là có những vị khách họ yêu mến một quán ăn chỉ vì phục vụ ở đó luôn tươi cười, thân thiện, luôn biết rót thêm nước trà khi trà của khách hàng đã cạn… Nói như vậy là đã đủ để hiểu được tầm quan trọng của chất lượng phục vụ trong quán ăn rồi có phải không nào.
Chất lượng phục vụ tốt không phải cứ là quán ăn lớn mới cần. Nếu quán ăn của bạn quy mô nhỏ mà bạn là người trực tiếp phục vụ khách hàng thì cũng cần phải chú trọng về cách giao tiếp với khách hàng. Hãy tạo cho các thực khách một không gian ăn uống thoải mái, ấm cúng như khi về nhà mình. Làm được như vậy chắc hẳn sẽ có rất nhiều người muốn là khách quen của bạn đó.
Mở quán cơm văn phòng online – tăng x2 doanh thu tại sao không
Bán hàng online giờ đây không còn là điều xa lạ với các quán ăn nữa. Với sự phát triển bùng nổ của các mạng xã hội trong những năm gần đây thì kinh doanh online là một mảnh đất màu mỡ mà bạn không bao giờ nên bỏ lỡ. Bạn có thể tận dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo…để tiếp cận tới hàng triệu khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng song song các app đặt đồ ăn như GoFood, Grabfood, Now… để tăng khả năng tiếp cận tới các khách hàng mục tiêu hơn nữa.
Trên đây là chia sẻ về kinh nghiệm và 12 bước mở quán cơm văn phòng. Hy vọng bạn đã có cho mình thông tin hữu ích nhất để định hình ý tưởng kinh doanh đầy tiềm năng này. Chúc bạn thành công.