Tin tức
5 Công thức nấu cơm nếp lạc dẻo ngon, không bị nhão cực đơn giản

5 Công thức nấu cơm nếp lạc dẻo ngon, không bị nhão cực đơn giản

Thời gian cập nhật: Tháng Mười 23, 2023
5/5 - (1 bình chọn)

Cơm nếp lạc hay còn được biết đến là xôi đậu phộng, xôi lạc. Đây là món ăn dân dã, gần gũi với mọi người dân Việt Nam. Chúng không những có mùi thơm đặc trưng của gạo nếp mà còn béo bùi của lạc. Hôm nay, hãy cùng Quang Huy vào bếp học cách nấu cơm nếp lạc để chiêu đãi gia đình, người thân nhân dịp lễ tết nhé!

Hướng dẫn nấu cơm nếp lạc bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu 

  • Gạo nếp: 500 gram
  • Lạc: 200 gram
  • Dừa nạo sẵn: 200 gram
  • Nước cốt dừa, muối

***Dụng cụ: Nồi cơm điện, bát, rổ rá, chảo chống dính, thìa, đũa, …

Chuẩn bị nguyên liệu, Nấu cơm nếp lạc
Chuẩn bị nguyên liệu

Cách nấu

  • Bước 1: Sơ chế lạc và nếp

Trước tiên, bạn mang chỗ gạo chuẩn bị đi vo sơ để loại bỏ bụi bẩn và vỏ trấu còn sót. Chú ý xoa nhẹ nhàng, đều tay để gạo không bị mất đi chất dinh dưỡng ở vỏ ngoài. Tương tự với lạc, bạn loại bỏ những hạt già, đặc biệt khi thả lạc vào nước, những hạt nổi lên đều bỏ đi. Sau đó ngâm trong nước chừng 3 – 4 tiếng cho lạc mềm, khi nấu sẽ ngon hơn.

Ngâm lạc cho mềm, lạc ngâm
Ngâm lạc cho mềm
  • Bước 2: Trộn đều gạo và lạc

Gạo và lạc sau khi sơ chế xong thì bạn vớt ra 2 chiếc rổ riêng để cho ráo nước. Tiếp đến, trộn đều gạo nếp và lạc cùng với 1/3 thìa muối.

  • Bước 3: Tiến hành nấu xôi lạc

Kế đến, bạn đổ hỗn hợp gạo lạc vừa trộn ở trên vào nồi cơm điện. Sau đó, đong nước ấm xâm xấp mặt gạo, chỉ cách khoảng 1cm mà thôi. Chú ý không nên đổ quá nhiều vì sẽ khiến xôi bị nát, xuất hiện nhiều lỗ nhỏ trên bề.

Đợi cơm nếp được nấu chín, đèn nút warm sáng thì bạn mở nồi cơm, đổ nước dừa vào và trộn đều. Rồi lại chuyển về nút cook, tiếp tục nấu thêm. 

Nấu cơm nếp lạc bằng nồi cơm điện, Nấu cơm nếp lạc
Nấu cơm nếp lạc bằng nồi cơm điện
  • Bước 4: Thành phẩm

Đến khi nồi cơm chuyển sang nút warm một lần nữa là món xôi lạc đã hoàn thiện. Lúc này, mùi thơm ngậy nức mũi của chúng chắc chắn sẽ làm khuấy động cái bụng của bạn. Khi thưởng thức, bạn có thể rắc thêm 1 ít dừa nạo lên trên bề mặt để tăng phần hấp dẫn.

Thành phẩm cơm nếp lạc dừa sợi, thành phẩm
Thành phẩm cơm nếp lạc dừa sợi

Hướng dẫn cách nấu cơm nếp lạc bằng xửng hấp 

Nguyên liệu 

  • Gạo nếp nương hoặc nếp cái hoa vàng: 500 gram
  • Lạc đã được bóc vỏ: 200 gram
  • Muối: 1 chút

***Dụng cụ: Xửng hấp, rổ rá, đũa, thìa, …

Danh sách nguyên liệu nấu cơm nếp, chuẩn bị nguyên liệu
Danh sách nguyên liệu nấu cơm nếp

Cách nấu

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Với 500 gram gạo nếp, bạn mang đi vo sạch 2 – 3 lần với nước. Sau đó ngâm cùng 1 thìa nhỏ muối và nước trong vòng 6 – 8 tiếng rồi vớt ra rổ và để ráo. Còn lạ thì ngâm trong nước lạnh từ 2 – 3 tiếng. Kế đến, cho lạc lên xửng hấp, thêm nước vào nồi và vặn lửa vừa hấp khoảng 20 phút.

  • Bước 2: Nấu xôi lạc

Đổ chỗ gạo nếp đã ráo nước vào cùng với lạc vừa hấp chín. Tiếp tục nấu thêm 45 – 60 phút nữa để hỗn hợp xôi lạc chín đều, kết dính vào nhau.

Nấu cơm nếp bằng xửng, cách nấu cơm gạo nếp
Nấu cơm nếp bằng xửng
  • Bước 3: Thành phẩm

Sau quá trình trên, cơm nếp lạc đã ra đời. Từng hạt cơm chín đều, mềm, khi ăn lạc không bị sượng mà rất bùi. Các bạn lưu ý nên thưởng thức ngay khi còn nóng, có thể kết hợp ăn cùng với thịt kho hoặc muối vừng.

Hướng dẫn làm cơm nếp lạc bằng nồi nấu xôi điện

Nguyên liệu 

  • Gạo nếp ngon: 500 gram
  • Lạc tách vỏ: 200 gram 
  • Dừa tươi nạo sợi
  • Vừng trắng rang sơ
  • Nước cốt dừa

***Dụng cụ: Nồi nấu xôi bằng điện, rổ, thìa, đũa, …

Nguyên liệu chính nấu cơm nếp với lạc, chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu chính nấu cơm nếp lạc

Cách nấu

  • Bước 1: Chuẩn bị nấu cơm 

Gạo nếp sau khi mua về, bạn mang đi ngâm với nước lạnh qua đêm. Nếu không có thời gian thì có thể ngâm với nước nóng từ 2 – 3 tiếng. Sau khi ngâm xong, bạn tiến hành vo sạch lại khoảng 2 lần nước, vớt ra để ráo. 

Lạc bạn cũng ngâm vào nước chừng 1 tiếng. Lưu ý loại bỏ những hạt cũ, có dấu hiệu hỏng và nổi lên trên bề mặt.

  • Bước 2: Tiến hành nấu cơm nếp với lạc

Bạn dùng nồi nấu xôi điện, thêm nước vào trong. Sau đó, đặt vỉ hấp lên trên, cho gạo và lạc vào trộn đều cùng 1 chút muối ăn. Bắt đầu cắm điện và chỉnh mức nhiệt cao nhất. 

Quá trình chế biến, sau khoảng 15 phút thì bạn mở ra đổ nước cốt dừa vào, dùng đũa đảo đều lên. Đậy vung lại và tiếp tục nấu khoảng 30 phút nữa là chín. Kết thúc quá trình trên, tốt nhất bạn hãy để cơm ủ thêm 10 phút rồi mới lấy ra thưởng thức.

  • Bước 3: Xới tơi cơm và trình bày ra đĩa

Đến khi cơm chín hẳn, bạn mở vung ra, xới tơi cơm 1 lần nữa. Dùng muôi múc cơm ra khuôn tạo hình, nén chặt rồi úp vào đĩa. Tiếp theo, rắc dừa nạo sợi và vừng trắng lên trên là có thể thưởng thức ngay.

Xới cơm ra đĩa và thưởng thức ngay khi nóng, cơm nếp lạc
Xới cơm ra đĩa và thưởng thức ngay khi nóng

Mùi thơm, dẻo của gạo nếp, vị bùi bùi của lạc, kết hợp với vị thơm béo, thanh ngọt từ nước cốt dừa. Tất cả khiến bạn ăn 1 lại muốn ăn 2, không thể cưỡng lại được.

Hướng dẫn nấu cơm nếp với lạc bằng tủ cơm công nghiệp

Nguyên liệu 

  • Gạo nếp: 10 – 12kg 
  • Lạc sống (đã bỏ vỏ): 3,5kg
Những nguyên liệu cần có, chuẩn bị nguyên liệu
Những nguyên liệu cần có

***Dụng cụ: Tủ hấp cơm điện, rổ rá, găng tay cách nhiệt, đũa, …

Cách nấu

  • Bước 1: Ngâm gạo nếp và lạc 

Một bí quyết để nấu cơm nếp lạc ngon đó chính là các bạn hãy vo sạch gạo và ngâm ít nhất 3 tiếng trước khi nấu. Việc này sẽ giúp gạo được ngậm đủ nước, thành phẩm cho ra mềm, dẻo và chín đều hơn. 

Lạc cũng như vậy, quá trình ngâm sẽ giúp lúc nấu nhanh chín, mềm và thơm bùi hấp dẫn.

Ngâm gạo nếp chừng 3 tiếng, sơ chế gạo
Ngâm gạo nếp chừng 3 tiếng
  • Bước 2: Chuẩn bị khay đựng thực phẩm 

Cho gạo và lạc vào trong các khay thực phẩm, trộn đều cùng với chút muối. Chú ý chia đều số lượng gạo ra 4 khay nhé! Tiếp đến, thêm nước vào trong mỗi khay, làm sao để mặt nước cao hơn mặt gạo 2cm.

Sau đó, nhẹ nhàng xếp lần lượt từng khay thực phẩm vào trong buồng hấp nấu của tủ. Vặn van cấp nước, đóng cửa tủ lại, chốt khóa. 

  • Bước 3: Vận hành tủ cơm công nghiệp 

Sau khi mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, lúc này bạn cắm dây điện, điều chỉnh nhiệt độ tủ lên mức cao nhất. Và bây giờ chỉ còn chờ đợi 40 – 50 phút là cơm nếp lạc sẽ chín tới. 

  • Bước 4: Hoàn thành

Thành phẩm nấu bằng phương pháp này sẽ đạt được số lượng lớn. Cực kỳ thơm ngon, hấp dẫn, hoàn toàn không có hiện tượng chát khét hay bám dính (tạo cháy) ở đáy như các nồi truyền thống. Nếu thực mở quán xôi kinh doanh thì nhất định không thể bỏ qua được cách thức chế biến này. 

Khay cơm nếp lạc hoàn thành, cơm nếp lạc
Khay cơm nếp lạc hoàn thành

***Lưu ý: Sản phẩm tủ hấp công nghiệp đang được Quang Huy trực tiếp phân phối toàn quốc. Hàng nhập khẩu 100%, đảm bảo chất lượng, tuổi thọ trên 10 năm. Đồng thời giá bán cũng vô cùng hấp dẫn, chỉ từ 6.000.000 VNĐ. Còn chần chờ gì, hãy nhanh tay GỌI ĐẾN 0379.377.888 để gặp chuyên viên, tư vấn CHỌN MUA 24/7!

tủ cơm công nghiệp, tủ nấu cơm công nghiệp, nồi hấp cơm công nghiệp, tủ hấp cơm công nghiệp, giá tủ hấp com công nghiệp, giá tủ nấu cơm công nghiệp, nồi nấu cơm công nghiệp, cơm công nghiệp, lò hấp cơm công nghiệp, tủ nấu cơm, tủ cơm điện công nghiệp, tủ cơm, máy hấp cơm công nghiệp, máy nấu cơm công nghiệp, tủ nấu cơm công nghiệp bằng gas, tủ hấp, tủ hấp cơm, tủ hấp công nghiệp, giá tủ cơm công nghiệp, tủ nấu cơm công nghiệp bằng điện, tủ nấu cơm bằng điện
Đa dạng sản phẩm tại Quang Huy

Hướng dẫn nấu cơm nếp lạc với nồi nấu chậm

Nguyên liệu 

  • Gạo nếp mới thu hoạch
  • Lạc đỏ
  • Nước

***Dụng cụ: Nồi nấu chậm, thìa, bát, rây, …

Làm sạch gạo nếp, chuẩn bị gạo nếp
Nguyên liệu gạo nếp ngon

Cách nấu

  • Bước 1: Đong lượng gạo, lạc cần nấu

Trên thực tế, nấu cơm bằng nồi chậm kích thước gạo sẽ nở gấp đôi. Vì thế, trước khi nấu bạn cần cân nhắc số lượng người ăn để đong gạo phù hợp. Hôm nay, Quang Huy sẽ đong chừng 190 gram gạo, theo tính toán chúng sẽ phồng lên tương ứng với khoảng 380 – 485 gram gạo sau khi chín.

Đối với lạc thì bạn lấy bằng 1/3 lượng gạo là được.

  • Bước 2: Rửa gạo và lạc

Tiếp theo, bạn mang chỗ gạo vừa đong đi rửa kỹ, loại bỏ những bụi bẩn, tinh bột thừa. Cụ thể, bạn đổ gạo vào một cái rây (mắt mau) và cho nước lên trên. Sau đó từ từ di chuyển làm sao đảm bảo nước chạm tới từng hạt gạo. Như vậy là gạo sẽ sạch, nhớ lắc thêm vài lần sau khi xong để loại bỏ nước thừa.

Lạc bạn đem rửa qua và ngâm trong nước ấm chừng 1 – 2 tiếng cho chúng mềm, bở khi nấu.

Ngâm gạo và lạc, sơ chế nguyên liệu
Ngâm gạo và lạc
  • Bước 3: Cho gạo và lạc vào nồi 

Dùng chổi chuyên dụng làm bếp phết 1 lớp dầu ăn hoặc bơ mềm xung quanh lòng của nồi nấu chậm. Việc này sẽ giúp cho cơm khi nấu không bị dính vào thành nồi, gây hao hụt.

Kế đến, bạn đổ gạo và lạc vừa rửa trực tiếp vào nồi, thêm nước nóng. Chú ý, trải đều gạo để đảm bảo nước xâm xấp khắp bề mặt. Bên cạnh đó, lượng nước sử dụng khoảng gấp đôi lượng gạo. 

  • Bước 4: Nấu cơm nếp bằng nồi nấu chậm

Đặt một lớp giấy nến lên trên miệng nồi, cố gắng không để hơi nước có thể thoát qua. Việc làm này sẽ giúp khóa độ ẩm và giữ cho cơm thành phẩm không bị quá khô.

Kế đến, bạn vặn chỉnh nhiệt độ nồi nấu chậm ở nhiệt độ cao. Sau đó chờ đợi thiết bị nấu từ 2,5 – 3 giờ. 

Chế biến cơm nếp bằng nồi nấu chậm, Nấu cơm nếp lạc
Chế biến cơm nếp bằng nồi nấu chậm

***Lưu ý: Không được thay thế giấy nến bằng bọc nhựa hoặc vật liệu tương tự. Bởi chúng dễ tan chảy khi tiếp xúc với nhiệt cao. Ngoài ra, đừng quên cài đặt hẹn giờ cho nồi để thiết bị báo khi nào cơm chín.

  • Bước 5: Thành phẩm

Sau khi cơm chín, nồi báo thì bạn mở nắp và tiến hành xới tơi cơm lên. Như vậy là chỉ với vài bước đơn giản, món cơm nếp lạc của bạn đã hoàn thành. Có thể múc ra đĩa hoặc bát thưởng thức ngay khi còn nóng rồi!

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về công thức nấu cơm nếp lạc. Chúc các bạn “trổ tài” thành công, thưởng thức ngon miệng!

Bình luận
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Tin liên quan
Đăng ký tư vấn miễn phí

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay
Tư vấn