Tin tức
Cách gói bánh chưng gù đặc sản Hà Giang đơn giản tại nhà

Cách gói bánh chưng gù đặc sản Hà Giang đơn giản tại nhà

Thời gian cập nhật: Tháng Mười 23, 2023
Đánh giá

Bánh chưng món bánh cổ truyền của dân tộc Việt, không thể thiếu vào dịp lễ Tết. Mỗi vùng miền sẽ có một loại bánh chưng đặc biệt riêng. Người Việt là bánh chưng vuông, người Tày là bánh chưng dài, người Tày Bắc Sơn lại là bánh chưng đen…Thêm vào bộ tuyển tập của bánh chưng Việt nữa đó là món bánh chưng gù. Hôm nay, cùng Quang Huy tìm hiểu về món ăn tinh hoa của núi rừng Tây Bắc này. Cách gói bánh chưng gù như thế nào, mời bạn cùng tìm hiểu. 

1. Bánh chưng gù và những cái nhất ai cũng phải công nhận

Hà Giang mảnh đất địa đầu của tổ quốc nơi sản sinh ra món bánh chưng gù độc đáo từ hình thức đến hương vị này. Nguồn gốc của món bánh này bắt nguồn từ người Dao Đỏ. Sau lan rộng ra khắp các quận/huyện, đồng bào các dân tộc ở Hà Giang. 

Vì sao bánh lại có tên gọi là “bánh chưng gù” cái tên nghe khá lạ tai phải không nào? Vì hình dáng bánh hơi khum khum phần giữa như người phụ nữ đèo gùi trên lưng để lên nương. Bánh này biểu trưng cho sự chăm chỉ, chịu khó, cần cù của phụ nữ ở Hà Giang. 

Bánh không chỉ độc đáo với hình dáng bên ngoài, tên gọi. Mà còn chinh phục thực khách bởi hương vị thơm ngon, mềm dẻo khi thưởng thức. 

>>> XEM NGAY: BÍ QUYẾT cách gói bánh chưng nhỏ bằng tay vuông vức

Bánh chưng gù tinh hoa ẩm thực Tây Bắc
Bánh chưng gù tinh hoa ẩm thực Tây Bắc

1.1 Gạo mềm thơm

Nguyên liệu chính của món bánh chưng này cũng là gạo nếp. Nhưng gạo nếp ở đây đồng bào người Dao Đỏ sử dụng là gạo nếp nương. Ngay khi mới được thu hái về, sơ chế và sử dụng. Gạo nếp nương mới bao giờ cho thành phẩm gạo cũng thơm ngon, mềm dẻo hơn so với các loại gạo nếp thông thường khác. 

Gạo nếp được ngâm với nước cốt lá giềng cho thành phẩm bánh xanh và thơm hơn rất nhiều. Hình thức và hương vị hấp dẫn càng làm kích thích vị giác của người thưởng thức. 

1.2 Đậu bùi dẻo

Người Hà Giang không chọn loại đậu xanh bóc vỏ sẵn hay đậu xanh nguyên hạt to mẩy làm nhân. Mà thường, họ sẽ chọn những loại đậu có hạt nhỏ, xanh sẫm và mùi thơm đặc trưng. 

Loại đậu xanh này giúp nhân bánh chưng có mùi hương thơm đặc biệt. Thưởng thức nhân người ăn sẽ thấy đậu khá là bùi bùi và dẻo. 

Vo sạch gạo và đậu, ngâm và để ráo nước
Gạo nếp thơm và đậu xanh bùi dẻo

1.3 Thịt ăn ngon ngậy

Thịt lợn ba chỉ được sử dụng để làm nhân của bánh. Nhưng không phải là thịt lợn thông thường mà là từ thịt lợn rừng được trực tiếp nuôi từ người dân qua cả quãng thời gian dài trước đó. 

Lợn được ăn từ ngô, rau rừng nên thịt sẽ rất thơm, ngon và béo ngậy. 

>>> XEM THÊM: Bánh chưng đen là gì? Cách làm bánh chưng đen đơn giản tại nhà

2. Hướng dẫn cách làm bánh chưng gù đơn giản tại nhà 

Nguyên liệu để làm món bánh chưng gù cũng tương tự như các món bánh chưng truyền thống khác. Các nguyên liệu chính gồm: gạo nếp, đậu xanh, thịt ba chỉ. Bạn có muốn thưởng thức món bánh chưng này tại nhà không?

Cùng Quang Huy vào bếp chuẩn bị nguyên liệu và làm bánh nhé! 

2.1 Nguyên liệu chuẩn bị để làm bánh 

  • Gạo nếp: 1kg 
  • Thịt ba chỉ: 300g 
  • Đậu xanh nguyên hạt: 500gr 
  • Nước cốt lá riềng: 100ml 
  • Lá dong: 20 lá 
  • Lạt buộc: 1 bó 
  • Gia vị thông dụng: muối, tiêu, hạt nêm 
Nguyên liệu làm bánh chưng
Nguyên liệu làm bánh chưng

2.2 Các bước thực hiện 

Nguyên liệu đã được chuẩn bị xong, giờ chúng ta sẽ cùng vào bếp để thực hiện theo các bước làm bánh chưng gù theo các bước sau: 

Bước 1: Sơ chế gạo nếp và đậu xanh 

  • Gạo nếp và đậu xanh cần được ngâm trong thời gian dài từ 4 – 6h với gạo nếp, 2 – 3h với đậu xanh. Để cho thành phẩm bánh được mềm, dẻo không bị khô cứng. 
Ngâm đậu xanh
Ngâm đậu xanh từ 2 -3h
  • Với gạo nếp bạn vo cho sạch bụi bẩn, sau đó đổ vào thau và đổ ngập nước để ngâm cho hạt gạo nở đồng đều. Khi gạo đã nở bạn vớt ra rổ cho ráo nước và thêm 1 thìa cafe muối vào xóc đều. 
  • Đậu xanh đem ngâm cho nở đều hạt, sau đó, đem đi đãi sạch vỏ. Khi vỏ sạch bạn cho ra rổ và để ráo nước.

Bước 2: Ướp thịt ba chỉ

  • Thịt ba chỉ rửa sạch và cắt thành miếng có chiều dài khoảng  3 – 4cm, độ dày khoảng 2cm. 
  • Sau đó, đem cho thịt ba chỉ vào bát và ướp thêm 1 thìa cafe hạt nêm và 1 chút tiêu xay. Ướp trong thời gian 30 phút trước khi gói bánh. 
Ướp gia vị cho thịt trước khi gói bánh khoảng 30 phút
Ướp gia vị cho thịt trước khi gói bánh khoảng 30 phút

Bước 3: Trộn nước cốt lá giềng với gạo nếp 

  • Trước khi tiến hành gói bánh bạn cho nước cốt lá riềng trộn cùng với gạo nếp đã ngâm mẩy hạt và ráo nước hoàn toàn. 
  • Ngâm với nước cốt lá riềng trong thời gian khoảng 7 – 10 phút để lá nước ngấm đều vào hạt gạo. 
Trộn nước cốt lá riềng với gạo nếp
Trộn nước cốt lá riềng với gạo nếp

Bước 4: Rửa sạch và lau khô lá dong 

  • Lá dong bạn rửa sạch 2 mặt với nước. Sau đó, để cho ráo nước hoàn toàn. Khi gói bạn cũng dùng khăn sạch để lau sạch 2 mặt lá trước khi gói. Tránh để việc nước đọng trên lá quá nhiều có thể gây nhão bánh. 
  • Sau đó, dùng dao để cắt bớt đi phần cọng cứng ở đầu. Giúp việc gói bánh được dễ dàng hơn. 
Rửa sạch lá dong và cắt phần cuống lá
Rửa sạch lá dong và cắt phần cuống lá

Bước 5: Tiến hành gói bánh chưng 

  • Lá dong sau khi sơ chế xong bạn tiến hành đặt xuống mâm để tráo đầu đuôi và chồng lên nhau. 
  • Cho 1 thìa gạo nếp xuống dưới cùng, phía trên là đậu xanh và 1 miếng thịt ba chỉ.
Cho gạo nếp lên trên lá dong
Cho gạo nếp lên trên lá dong
  • Phủ tiếp 1 thìa đậu xanh lên trên. Trên cùng cho 1 thìa gạo nếp phù kín nhân bánh. 
Phủ kín gạo nếp lên nhân
Phủ kín gạo nếp lên nhân
  • Sau đó gập 2 mép của lá dong lại, xong gập tiếp đến 2 đầu của bánh. 
  • Buộc lạt lại để phần nguyên liệu bên trong cố định. 

Bước 6: Tiến hành luộc bánh 

  • Xếp lần lượt bánh vào trong nồi, đổ ngập nước và đậy kín nắp nồi lại. 
  • Bắc bếp luộc với mức lửa vừa trong thời gian 3 – 4h để bánh chín đồng đều, rền. 
Luộc bánh từ 3 - 4h
Luộc bánh từ 3 – 4h

2.3 Yêu cầu thành phẩm 

  • Chiếc bánh chưng gù với hình dáng nhỏ xin, vừa tay cầm. Bên trong phần vỏ ngoài của bánh có màu xanh ngọc bắt mắt và tỏa hương thơm thoang thoảng của lá riềng. 
Thành phẩm bánh chưng gù
Thành phẩm bánh chưng gù đẹp mắt, nhỏ xinh
  • Thưởng thức bánh bạn sẽ cảm nhận được bánh dẻo mềm của gạo nếp bên ngoài. Nhân trong bùi bùi của đậu, béo ngậy của thịt ba chỉ. 

>>> GỢI Ý: Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng bánh giầy trong văn hóa người Việt

3. Kinh nghiệm để làm bánh chưng gù ngon không chỗ chê

Ngoài việc áp dụng đúng công thức để làm bánh chưng gù. Bạn cũng cần áp dụng một vài kinh nghiệm sau để bánh chưng được trọn vẹn hương vị hơn. 

3.1 Khi mua nguyên liệu

Trong quá trình chọn mua nguyên liệu bạn có thể áp dụng mẹo như sau: 

  • Gạo nếp: bạn chọn loại hạt tròn đều, chắc, mẩy. Nên dùng loại gạo nếp mới cho thành phẩm bánh chưng rền, dẻo và ít bị lại gạo hơn. Thường, người ta hay sử dụng gạo nếp cái hoa vàng, nếp ngỗng. 
  • Đậu xanh: nên dùng loại đậu xanh cả vỏ, hạt có màu xanh sẫm. Đậu xanh nguyên vỏ thì lưu giữ được hương thơm tốt hơn, thành phẩm nhân bùi bùi và dẻo hơn. 
  • Thịt ba chỉ: nên dùng loại thịt có cả nạc và mỡ. Như vậy sẽ có sự béo ngậy đồng đều ở nhân bánh. Nếu bạn chọn thịt nạc quá sẽ khiến banh bị khô, mà chọn thịt nhiều mỡ sẽ khiến bánh bị ngấy. 

3.2 Trong lúc làm

Trong quá trình làm bánh chưng gù bạn nên lưu tâm 1 vài điểm sau: 

  • Gạo và đỗ cần được ngâm đủ thời gian để hạt gạo được căng tròn đều và mẩy hạt. Thành phẩm bánh mới mềm, dẻo. 
  • Khi luộc bánh chưng bạn nên thường xuyên tra nước ngập bánh để bánh chín nhừ. Nước bị cạn sẽ khiến bánh không chín đồng đều, rền được. 
  • Thay vì luộc bằng nồi gang dùng củi, than, gas thì bạn có thể thay thế bằng nồi luộc bánh chưng điện. Nồi này sẽ giúp bạn luộc bánh nhanh hơn, không tốn công trông coi, nhiệt đồng đều. Đảm bảo 100% bánh luôn rền, ngon. 
Nồi luộc bánh chưng giúp luộc bánh nhanh chín hơn
Nồi luộc bánh chưng giúp luộc bánh nhanh chín hơn

Quang Huy chuyên sản xuất và cung cấp nồi luộc bánh chưng chất lượng với nhiều dung tích khác nhau. Đảm bảo những chủ cơ sở kinh doanh nhỏ đến lớn đều được đáp ứng tối đa. Liên hệ với Quang Huy để biết thêm về sản phẩm qua hotline 0379.377.888

3.3 Quá trình thưởng thức

  • Khi ăn món bánh chưng này bạn chỉ việc bọc bánh và ăn như bình thường mà thôi. Ăn kèm với dưa hành, kim chi, tương ớt sẽ giúp kích thích vị giác của bạn. Và ăn nhiều cũng không cảm thấy ngấy. 
Ăn kèm với hành muối giúp giảm độ ngấy khi ăn bánh
Ăn kèm với hành muối giúp giảm độ ngấy khi ăn bánh
  • Nếu bánh để lâu rồi bạn cần hấp hoặc rán vàng để ăn. Như vậy vừa không bị lạnh bụng mà lại tăng hương vị bánh hơn nữa. 

Bánh chưng gù món bánh thơm ngon, độc đáo của núi rừng Tây Bắc. Thưởng thức món bánh này bạn sẽ cảm nhận được mềm dẻo thơm ngon của gạo nếp hòa cùng nhân đậu xanh thịt bùi bùi béo ngậy. Vào bếp ngay để làm những chiếc bánh thơm ngon cùng gia đình thưởng thức nhé! 

Bình luận
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Tin liên quan
Đăng ký tư vấn miễn phí

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay
Tư vấn