Cách nấu bún mắm Châu Đốc vừa đơn giản, vừa thơm ngon tại nhà
Bún nước lèo, bún cá, bún mắm chính là những đặc sản của người dân miền Tây. Những món ăn này tuy bình dị những lại luôn khiến các thực khách khó lòng quên được. Đó là vì hương vị đồng quê đậm đà rất riêng. Và hôm nay, Quang Huy sẽ cùng các bạn khám phá cách nấu bún mắm Châu Đốc thơm ngon, chuẩn vị tại nhà nhé!
Ngoài ra, nếu bạn đang chuẩn bị kinh doanh quán bún phở hãy xem thử các bộ nồi nấu phở của Quang Huy. Chúng tôi đang có nhiều chương trình ưu đãi tặng kèm khi mua sản phẩm.
Bún mắm chợ Châu Đốc có gì đặc biệt?
Ẩn thực Châu Đốc bị chịu ảnh hưởng 1 phần của người Khmer và Chăm. Nhất là trong cách nấu mắm, nét đặc trưng mắm Châu Đốc chính là vị ngọt lẫn chút mặn. Theo đó, món bún mắm Châu Đốc cũng trở nên rất đặc biệt.
Mặc dù, bún mắm có thể tìm thấy ở nhiều tỉnh từ Bắc vào Nam. Nhưng để có được một trải nghiệm vị giác đáng nhớ thì nhất định phải đến Châu Đốc ăn bún mắm.
Bún mắm nơi đây thu hút thực khách bởi nước lèo có màu sắc bắt mắt nhưng lại trong và thơm mùi của cá. Ngoài ra, thay vì dùng mắm bò hóc, bún mắm Châu Đốc lại được nấu bằng cá linh và dùng chung với thịt quay hoặc vịt lộn. Mặt khác, bát bún mắm còn có tôm lột vỏ chừa đuôi, cá lóc, chả cá thác lác, mực ống tươi và thịt heo quay, … Tất cả tạo nên những hương vị dân dã nhưng vô cùng đặc trưng.
Mới nghe đến đây thôi nhưng chắc hẳn nhiều người đã phải “đổ nước miếng” rồi. Vậy thì hãy nhanh chóng cùng Quang Huy vào bếp học cách nấu bún mắm Châu Đốc nhé!
>>> Có thể bạn sẽ cần: Cách Nấu Bún Riêu Chay Đơn Giản Tại Nhà Ngon Cực Kỳ!
Hướng dẫn cách nấu bún mắm Châu Đốc thơm ngon chuẩn vị
Những nguyên liệu nấu bún mắm Châu Đốc
Nguyên liệu | Định lượng |
Bún tươi | 800gr |
Cá lóc | 1 con |
Nước dừa | 400ml |
Ngải bún | 30gr |
Củ nghệ | 20gr |
Mắm ruốc | 10gr |
Đường phèn | 15gr |
Hành tím, sả, ớt, tỏi | |
Nước lọc | 1 lít |
Rau ăn kèm | 300gr |
Gia vị thông dụng |
Ngải bún là gì?
Củ ngải bún có hình dạng dài, màu vàng nhạt, gần giống với củ nghệ hoặc gừng. Đây là một loại gia vị nổi tiếng của Campuchia, mặc dù không có hương thơm nồng như gừng nhưng lại dịu nhẹ và kéo dài. Trong món bún mắm của người miền Tây, củ ngải bún là một loại gia vị không thể thiếu. Chúng góp phần tạo nên hương vị đặc trưng rất riêng của món ăn.
Củ ngải bún chỉ thơm hương khi tươi nên lúc nấu bún, bạn phải chọn loại củ còn tươi nguyên, lớp da căng. Có thể chế biến bằng cách cạo sạch vỏ, rửa sạch và giã nát, sau đó thêm ít nước, lọc lấy nước cốt.
Chi tiết cách nấu bún mắm chuẩn miền Tây
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đầu tiên, cá lóc bạn rửa sơ rồi cạo vảy, loại bỏ phần bụng cá. Sau đó dùng muối hạt chà lên toàn thân cá cho bớt nhớt, rửa lại bằng nước sạch và cắt nhỏ thành từng miếng.
- Tỏi và hành tím bạn lột vỏ và băm nhỏ nhuyễn. Còn ớt bạn dùng dao cắt lát mỏng.
- Sả đem rửa sạch, chia làm 4 phần bằng nhau. 1 phần bạn sẽ dùng dao cắt ngắn đoạn chừng 7 – 8 cm và 3 phần còn lại thì bạn dùng dao băm nhuyễn.
- Với củ nghệ bạn dùng dao gọt vỏ và rửa sạch sạch bằng nước.
- Phần rau ăn kèm bạn mang rửa sạch bằng nước, vớt ra rổ cho ráo.
>>> Bạn đã biết cách nấu bún bò Huế chưa?: [TUYỆT CHIÊU] Cách nấu bún bò Huế chuẩn vị Cố đô đơn giản tại nhà
Bước 2: Nấu nước lèo
- Bạn cho vào cối 20gr sả, 20gr nghệ và 30gr ngải bún và dùng chày giã nhuyễn.
- Tiếp theo, đổ 400 ml nước dừa cùng 1 lít nước lọc và hỗn hợp giã nhuyễn từ sả, nghệ và ngải bún vào nồi. Sau đó, bắt nồi lên bếp và đun cho sôi.
- Khi thấy nước sôi, bạn cho cá lóc đã làm sạch vào luộc chín trong vòng 15 phút. Sau 15 phút, vớt cá ra và để nguội khoảng 10 phút.
- Sau khi lấy cá, bạn hãy dùng vợt, vợt hết xác của nghệ, ngải bún và sả ra ngoài.
- Tiếp tục, múc 10 gram mắm ruốc khuấy đều với 30 ml nước lọc, sau đó cho vào phần nước lèo.
- Cho thêm vào đó 10gr hạt nêm, 5gr muối, 15gr đường phèn cùng với 20gr sả băm, 20gr hành tím băm và 20gr tỏi băm vào. Tiếp tục khuấy đều tất cả hỗn hợp lên.
Bước 3: Xào cá
- Cá sau khi nguội thì bạn tiến hành tách lấy thịt cá và bỏ xương đi. Khi tách xương, bạn nhớ chia thịt cá thành những miếng nhỏ vừa ăn. Chú ý phải thực hiện nhẹ tay để phần thịt cá không bị vỡ, khi ăn sẽ mất ngon.
- Tách cá xong, bạn cho vào chảo và xào thơm cá trong 3 phút với 20ml dầu ăn, 40gr sả, 20gr hành tím và 10gr tỏi.
***Chú ý: Khi xào cá xong người Châu Đốc thường cho lại trong nồi nước dùng để cá có màu đẹp mắt, khi ăn mới vớt lên.
>>> Giới thiệu sản phẩm nồi nấu phở 80L thích hợp nấu nước dùng: Nồi Nấu Phở Bằng Điện 80 Lít
Bước 4: Thành phẩm bún mắm châu đốc An Giang
Bạn cho lần lượt bún, cá cùng ít rau thơm, bông điên điển và sau đó chan nước dùng lên. Bạn có thể pha chế nước mắm với ít ớt để làm nước chấm ăn với cá. Ngoài ra, có thể ăn bún cá kèm với chả lụa, thịt heo quay hoặc hột vịt lộn. Rau ăn kèm là rau muống, bắp chuối, giá, rau răm, bông điên điển, rau thơm.
Món bún mắm Châu Đốc đạt chuẩn sẽ có màu sắc bắt mắt, phần thịt cá không vỡ, không xương, vị vừa ăn.
Bí quyết nấu bún cá Châu Đốc với nồi nấu phở điện
Ngoài cách nấu bún mắm Châu Đốc tại nhà như trên, bạn còn có thể chế biến món này để bán. Các bước làm vẫn tương tự như trên, tuy nhiên bạn cần thực hiện với số lượng lớn nguyên liệu. Đặc biệt là phải sử dụng đến nồi điện nấu phở để nấu nước lèo.
Nồi nấu phở điện là 1 dụng cụ chuyên dụng, được sử dụng phổ biến tại các nhà hàng, quán ăn, … Chúng có đa dạng kích thước từ 20 – 150L, thoải mái cho bạn lựa chọn và sử dụng phù hợp. Toàn bộ thiết bị được làm bằng vật liệu inox 304 sáng bóng cao cấp, chống gỉ và vô cùng bền bỉ. Sử dụng nồi nấu phở bằng điện, bạn sẽ có được nồi nước lèo vô cùng thơm ngon và hấp dẫn. Mà không cần phải mất nhiều thời gian, công sức để chế biến.
Hiện nay, thiết bị đang được phân phối chính hãng tại Quang Huy với mức giá vô cùng ưu đãi. Chỉ từ 2.500.000 VNĐ là bạn có thể sở hữu riêng cho mình 1 chiếc rồi. Bên cạnh đó, nếu MUA HÀNG ngay hôm nay, quý khách còn nhận được thêm 1 bộ quà tặng giá trị lên tới >1 triệu đồng. Hãy nhanh tay GỌI TỚI 0379.377.888 để được tư vấn và MUA HÀNG mọi lúc mọi nơi bạn nhé!
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách nấu bún mắm châu đốc của Quang Huy. Hy vọng các bạn đã có thông tin hữu ích và thực hiện chế biến thành công!