[BÍ QUYẾT] Cách nấu bún thang ngon đơn giản tại nhà cho chị em bận rộn
Huế nổi tiếng với món bún bò, Hải Phòng thì có bún cá vậy thì Hà Nội nổi tiếng với món bún gì đây? Đó là bún thang. Một trong những món bún chế biến hơi cầu kì với nhiều nguyên liệu khác nhau. Bạn có yêu thích món bún này không? Cùng Nồi nấu phở vào bếp với cách nấu bún thang ngon ngay tại nhà nhé!
1. Bún thang là gì? Tại sao gọi là bún thang?
Bún thang là loại bún với khá nhiều nguyên liệu khác nhau như giò lụa, gà ta, tôm nõn, nấm hương…Tất cả các nguyên liệu chế biến sẽ được cắt thành khúc dài và để riêng ra từng đĩa.
Khi ăn thì sẽ cho từng nguyên liệu vào bát bún, như việc bốc từng thang thuốc Bắc nên gọi là bún Thang.
Bún thang được khá nhiều người yêu thích bởi phần nước dùng ngọt thanh, đậm đà, trong veo và không bị ngấy mỡ. Là sự kết hợp của bát bún sắc màu với gần 20 nguyên liệu khác nhau, bởi vậy cần sự khéo léo, tỉ mỉ của chị em nội trợ.
2. Hướng dẫn cách nấu bún thang ngon đúng vị
Cách làm món bún thang ngon được chế biến tại nhà không quá tốn thời gian, công sức mà cả gia đình vẫn được thưởng thức những bát bún ngon. Cùng thực hiện theo công thức được chia sẻ dưới đây nhé!
2.1 Nguyên liệu để nấu bún thang
Một bát bún thang ngon cần phải được chế biến từ những nguyên liệu tươi, mới. Cùng chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
- Gà ta nguyên con: 1,5 – 1,7kg
- Bún tươi (bún cọng nhỏ): 2kg
- Giò lụa: 250g
- Xương ống: 1kg
- Trứng gà ta: 2 quả
- Tôm nõn khô hoặc sá sùng: 100g
- Nấm hương: 20g
- Củ cải khô (hay còn gọi là ca la thầu): 50g
- Chanh, ớt: mỗi loại 2 quả
- Hành tím: 5 củ
- Hành tây: 1 củ
- Gừng: 1 củ
- Rau gia vị: hành lá, rau răm
- Gia vị: nước mắm, mắm tôm, dầu ăn, hạt nêm, đường, dấm…
2.2 Các bước nấu bún thang ngon
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Hành lá, rau răm nhặt sạch lá úa, rửa sạch và thái nhỏ.
- Hành tím: bóc sạch vỏ, 2 củ đập dập băm nhuyễn. 3 củ còn lại bạn bóc sạch vỏ, rửa sạch và để nguyên để lát ninh cùng nồi nước dùng.
- Hành tây bóc vỏ, bổ làm 4 nhưng không rời nhau.
- Nấm hương: bỏ phần chân đen, sau đó rửa sạch và ngâm với nước lạnh khoảng 30 phút. Khi nấm hương đã nở bạn rửa sạch lại với nước, vắt kiệt nước và để vào đĩa.
- Giò lụa: thái thành các sợi nhỏ vừa ăn, dài khoảng 5cm.
- Tôm nõn khô: bạn chọn loại tôm có kích thước vừa phải. Rửa sạch tôm và ngâm vào trong nước ấm khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra rửa sạch và để ráo nước. 1/3 lượng tôm đem giã nhuyễn, còn 2/3 tôm để lát ninh cùng nước dùng.
>>> Món phở Nam Định rất thơm ngon, đặc biệt là phần nước dùng. Hãy xem cách nấu nước dùng ngon tuyệt cú mèo sau nhé: Cách Nấu Nước Dùng Phở Bò Nam Định Hà Nội Ngon TUYỆT CÚ MÈO
- Củ cải khô (ca la thầu): rửa sạch với nước sau đó bạn ngâm củ cải khô khoảng 15 phút trong 2h. Khi củ cải đã nở hoàn toàn bạn rửa sạch với nước và vắt kiệt nước. Cho củ cải khô vào bát thêm 1 thìa cafe bột canh, 2 thìa cafe đường đảo đều để muối chua ngọt.
Bước 2: Sơ chế gà và luộc
- Gà sau khi đã được làm sạch lông và ruột bạn dùng muối và gừng chà xát khắp mình gà từ trong ra ngoài. Cách làm này giúp loại bỏ mùi hôi đặc trưng của gà. Sau đó rửa sạch lại với nước.
- Cho gà vào nồi đổ nước cách gà khoảng 2cm và tiến hành luộc gà. 15 phút đầu luộc với mức lửa lớn để nước sôi nhanh chóng. Khi nước sôi bạn hạ lửa vừa để gà chín đều từ trong ra ngoài và không bị nứt.
Nồi điện 2 ngăn giúp tăng năng suất khi đun nước lèo 2 tính năng trong 1 nồi đun.
- Đảo 2 mặt mình gà để gà được chín đều từ trong ra ngoài. Thời gian luộc gà khoảng 45 phút. Khi gà đã chín bạn tắt bếp và để ngâm thêm khoảng 15 phút để thịt gà không bị đỏ.
- Vớt gà ra để nguội, lấy phần thịt gà xé nhỏ. Còn phần xương cho vào nồi ninh tiếp.
Bước 3: Hầm xương và làm nước dùng
- Xương ống sau khi mua ở chợ về bạn chặt thành các khúc dài khoảng 5cm. Sau đó bắc lên bếp luộc sơ để loại bỏ mùi hôi và tạp chất.
- Sau đó rửa sạch lại với nước và đổ vào nước luộc gà ninh cùng với nước luộc và xương gà. Thêm 2/3 tôm nõn đã nở vào ninh cùng cho nước dùng được ngọt hơn. Nếu bạn thấy nước ít quá có thể chế thêm để vừa với số lượng người ăn.
- Bạn nên ninh với mức lửa vừa để nước dùng được ngọt đậm đà. Sau thời gian ninh khoảng 3h bạn cho thêm nấm hương và 1 thìa cafe muối, 2 thìa canh nước mắm vào nồi. Nêm nếm sao cho vừa khẩu vị của gia đình mình.
>>> Có thể bạn sẽ cần một chiếc nồi hầm xương công nghiệp để ninh hầm năng suất hơn: Bảng Giá 12+ Nồi Hầm Xương Bằng Điện Công Nghiệp Inox 304 Bền Đẹp
Bước 4: Làm ruốc tôm
- Bắc chảo lên bếp đun nóng già, sau đó cho thêm 1 thìa cafe dầu ăn vào. Khi dầu sôi bạn cho hành băm vào phi thơm.
- Tiếp tục cho tôm đã giã nhỏ vào chảo dầu, đảo đều để tôm tơi hơn. Sau đó cho ra đĩa.
Bước 5: Rán trứng
- Trứng khuấy tan trong bát thêm 1 thìa cafe nhỏ bột nêm. Sau đó đem trứng đi chiên vàng thành miếng mỏng.
- Phải thật khéo léo để trứng không bị vỡ vụn. Sau khi rán xong bạn thái trứng thành các sợi nhỏ vừa ăn.
Bước 6: Hoàn thành
- Bún cong nhỏ đem chần nhanh qua nước sôi để loại bỏ mùi hôi. Sau đó bạn đổ ra bát.
- Xếp lần lượt thịt gà xé sợi, giò lụa, trứng rán, tôm xào lên trên. Thêm 1 chút hành lá, rau răm giúp hương vị món bún thơm ngon hơn.
2.3 Thành phẩm
- Món bún thang với màu sắc bắt mắt, hấp dẫn. Thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt ngon của nước dùng mà không bị ngấy.
- Thêm đĩa củ cải khô muối chua ngọt ăn kèm với bún thang.
- Nếu bạn ăn được mắm tôm bạn có thể rưới thêm một chút mắm nước này để tăng hương vị của món bún.
>>> Nếu muốn đổi vị cho gia đình vào cuối tuần hãy bắt tay làm phở cuốn. Tham khảo bài viết sau nhé: Cách Làm Phở Cuốn Thịt Lợn Ngon, Đơn Giản Ai Cũng Làm Được
3. Bí quyết để làm bún thang ngon nhất, chuẩn vị
Với cách nấu bún thang ngon nhất chắc hẳn bạn đã có thể dễ dàng thực hiện được món bún hấp dẫn này. Tuy nhiên cũng cần chú ý một số điểm sau để hương vị món bún này được trọn vẹn hơn.
- Gà là nguyên liệu chính để làm bún thang. Bạn nên sơ chế kĩ gà để loại bỏ mùi hôi. Ngoài dùng muối gừng để loại bỏ mùi hôi bạn cũng có thể dùng dấm và muối hay rượu cũng là cách rất hiệu quả.
- Bên cạnh những nguyên liệu chính gồm thịt gà, giò lụa, trứng thì bạn không thể thiếu 2 nguyên liệu đó là nấm hương và sa la thầu (củ cải khôi).
- Nước dùng đậm đà, ngọt thơm hơn bạn có thể sử dụng tôm khô, râu mực nướng hoặc sá sùng.
- Thêm 1 thìa mắm tôm vào giúp tăng hương vị của món bún thang hơn nữa.
Bún thang một trong những món ăn ngon được khá nhiều người yêu thích và lựa chọn làm bữa chính để bổ sung năng lượng, dinh dưỡng. Để làm ra những bát bún thang ngon cần phải có những nồi nước dùng ngon ngọt. Với những quán bún phở quy mô từ nhỏ đến lớn việc sử dụng nồi điện nấu phở sẽ giúp bạn ninh nấu và làm nước dùng nhanh chóng, ngọt nước hơn. Quý khách hàng cần tư vấn về nồi phở điện và đặt mua hàng mời liên hệ hotline 0379.377.888. Quang Huy đơn vị đi đầu trong việc sản xuất và phân phối nồi phở công nghiệp. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng.
Cách nấu bún thang ngon đã được Nồi nấu phở bật mí rồi. Giờ thì chúng mình cùng vào bếp để chế biến bát bún ngon cho cả gia đình cùng thưởng thức ngay thôi nào!