Tin tức
Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng bánh giầy trong văn hóa người Việt

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng bánh giầy trong văn hóa người Việt

Thời gian cập nhật: Tháng Mười 23, 2023
Đánh giá

Bánh chưng, bánh giầy là món ăn truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán từ bao đời nay của người Việt. Ngoài những giá trị về ẩm thực thì hai loại bánh này còn có ý nghĩa về văn hóa, lịch sử. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng bánh giầy. Mời bạn cùng theo dõi để hiểu hơn về những nét đẹp trong phong tục tập quán của dân tộc.

1. Nguồn gốc của bánh chưng và bánh giầy

Tương truyền, vào đời vua Hùng thứ 6, nhân dịp ngày giỗ Tổ sắp đến. Nhà vua đã triệu tập các hoàng tử đến và truyền rằng: Vị hoàng tử nào dâng lên tổ tiên những món lễ vật hợp ý vua nhất thì sẽ được nhường lại ngôi báu.

Trong khi các chàng hoàng tử khác đã sai gia nhân đi khắp nơi lên rừng, xuống biển để tìm các báu vật quý. Thì chàng hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu vẫn chưa nghĩ ra sẽ dâng lên lễ vật gì.

Lang Liêu vốn là người hiền hậu, gần dân, thường ngày vẫn cày cấy trồng trọt như một người nông dân thực thụ. Một hôm, chàng nằm mơ thấy thần linh mách bảo. Hãy dùng những nông sản làm ra để làm hai thứ bánh dâng lên vua cha.

Chiếc bánh hình vuông có vỏ ngoài xanh mướt, bên trong có nhân đậu xanh với thịt mỡ sẽ tượng trưng cho đất, gọi là bánh chưng.

Chiếc bánh hình tròn màu trắng phau, vừa thơm, vừa dẻo được làm từ cơm nếp. Sau khi dùng chày giã nhuyễn thì vo tròn lại rồi đặt trong một tấm lá nhỏ xinh sẽ gọi là bánh giầy, tượng trưng cho trời.

>>> GỢI Ý: Cách Gói Bánh Chưng Vuông Vắn, Chắc Tay

Hoàng tử Lang Liêu làm lễ vật từ các nông sản sẵn có để dâng lên Vua cha
Hoàng tử Lang Liêu làm lễ vật từ các nông sản sẵn có để dâng lên Vua cha

Nhà Vua sau khi ăn thử và nghe Lang Liêu giải thích về ý nghĩa của hai loại bánh này thì vô cùng xúc động. Từ đó, ngài ban lệnh xuống, bánh chưng bánh giầy trở thành lễ vật linh thiêng trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên. Để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn của con cháu với ông cha. Đồng thời truyền ngôi báu lại cho hoàng tử Lang Liêu.

Nhà vua rất hài lòng về lễ vật mà Hoàng tử Lang Liêu dâng lên và quyết định truyền ngôi báu
Nhà vua rất hài lòng về lễ vật mà Hoàng tử Lang Liêu dâng lên và quyết định truyền ngôi báu

2. Đặc điểm của bánh chưng, bánh giầy

Bánh chưng có hình vuông với bốn cạnh đều nhau. Bên ngoài bọc bằng lá dong và dùng lạt để buộc lại chắc chắn. Bên trong là gạo nếp, nhân đỗ xanh và thịt lợn nửa nạc nửa mỡ béo ngậy.

Bánh giầy được làm từ gạo nếp đồ thật dẻo. Sau đó cho vào cối giã kỹ đến khi quánh lại thì dùng tay bắt thành từng chiếc bánh nhỏ. Bánh giầy thường có đường kính từ 5 – 7cm, dày cỡ một đốt ngón tay. Mỗi chiếc bánh sẽ được đựng trong một miếng lá chuối tươi. Khi ăn sẽ kẹp chung với giò lụa để thưởng thức.

Bánh chưng vuông tượng trưng cho đất, bánh giầy tròn đại diện cho trời
Bánh chưng vuông tượng trưng cho đất, bánh giầy tròn đại diện cho trời

3. Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy

3.1 Tượng trưng cho Đất và Trời

Việt Nam là đất nước nông nghiệp lâu đời. Gắn liền với nền văn minh lúa nước từ thuở khai hoang lập quốc. Mỗi món ăn của người Việt đều ẩn chứa những câu chuyện đầy ý nghĩa. Và bánh chưng, bánh giầy cũng không phải ngoại lệ.

Hạt gạo là lương thực chính của người Việt, nuôi sống chúng ta từ khi lọt lòng đến khi mất đi. Người ta có thể chế biến được hàng trăm, hàng nghìn món ăn khác nhau từ hạt gạo. Đến bánh chưng, bánh giầy dùng để cúng tổ tiên, tế thần linh cũng được làm từ gạo.

Bánh chưng hình vuông xanh, bên trong có nhân tượng trưng cho đất mẹ nuôi sống vạn vật. Bánh giầy hình tròn đại diện cho trời cao bao bọc, che chở lấy con người và muôn thú.

Quy trình làm bánh chưng bánh giầy khá kỳ công và yêu cầu sự tỉ mỉ cao
Quy trình làm bánh chưng bánh giầy khá kỳ công và yêu cầu sự tỉ mỉ cao

3.2 Thể hiện sự yêu thương

Làm bánh chưng, bánh giầy khá kỳ công vì phải trải qua nhiều công đoạn và tốn khá nhiều thời gian, công sức. Nếu bạn đã từng phụ ông bà, bố mẹ chuẩn bị hai món bánh này ngày Tết thì sẽ hiểu để làm ra những chiếc bánh thơm ngon cần sự tỉ mỉ và khéo léo đến nhường nào. Từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu gói bánh, luộc bánh, rửa bánh,…

Gạo nếp phải chọn loại trắng phau, căng tròn và mẩy hạt. Đỗ xanh vàng óng được đãi sạch hết vò ngoài. Thịt lợn dùng làm nhân phải có cả nạc và mỡ để tạo độ béo vừa phải. Lá dong xanh tươi, bản rộng, được lau chùi cẩn thận trước khi đem gói bánh.

Mỗi chiếc bánh làm ra là tâm huyết, tình cảm của người gói. Trước hết là để tỏ lòng thành kính khi dâng lên bàn thờ tổ tiên. Sau là mang đến những miếng bánh dẻo thơm cho con cháu, người thân cùng thưởng thức. Ngày Tết cả gia đình quây quần bên mâm cơm nóng hổi. Dù có cao lương mỹ vị cũng không thể thiếu được đĩa bánh chưng, bánh giầy.

>>> THAM KHẢO THÊM: [TIPS] CÁCH LUỘC BÁNH CHƯNG NGON XANH NHANH NHỪ

Mỗi dịp Tết đến xuân về là cả gia đình quây quần cùng nhau gói bash chưng rất đầm ấm
Mỗi dịp Tết đến xuân về là cả gia đình quây quần cùng nhau gói bánh chưng rất đầm ấm

3.3 Thể hiện cho vũ trụ, nhân sinh

Trong tín ngưỡng phồn thực, người Việt đề cao sự sinh sôi nảy nở tự nhiên của vạn vật. Luôn mong ước về một cuộc sống no đủ, gia đình hạnh phúc, con đàn cháu đống. Vì vậy, bánh giầy là tượng trưng cho âm, cho mẹ Tiên. Bánh chưng đại diện cho phần dương, cho cha Rồng. Đây là hai nhân vật trong truyền thuyết đã tạo nên dân tộc Lạc Việt. Sự hiện diện của hai loại bánh này trong những ngày lễ Tết là để thể hiện mong muốn cân bằng âm dương, muôn loài ngày càng sinh sôi phát triển của người dân.

Bánh chưng bánh giầy thể hiện mong muốn cân bằng âm dương, muôn loài ngày càng sinh sôi nảy nở
Bánh chưng bánh giầy thể hiện mong muốn cân bằng âm dương, muôn loài ngày càng sinh sôi nảy nở

3.4 Thể hiện mong muốn về một cuộc sống no đủ, thịnh vượng

Bánh chưng và bánh giầy được gói ghém đầy đặn. Đặt lên bàn thờ tổ tiên một cách trang trọng với ý nghĩa mong ước về một cuộc sống no đủ, mọi thứ được vuông tròn trọn vẹn. Năm mới sẽ gặp nhiều thuận lợi, gia đình hạnh phúc, mùa màng bội thu.

Bánh chưng bánh giầy luôn được đặt trang trọng trên bàn thờ tổ tiên mỗi dịp Tết về
Bánh chưng bánh giầy luôn được đặt trang trọng trên bàn thờ tổ tiên mỗi dịp Tết về

Trên đây là những chia sẻ về nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng bánh giầy trong văn hóa người Việt. Những chiếc bánh nhỏ xinh nhưng chất chứa biết bao tình cảm và nỗi niềm của người dân mỗi dịp Tết đến xuân về. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ thêm yêu những giá trị văn hóa của dân tộc. Cùng góp một phần sức lực nhỏ bé để giữ gìn những nét đẹp truyền thống từ ngàn đời mà ông cha để lại.

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và mua các sản phẩm nồi nấu bánh chưng chuyên dụng thì có thể kích VÀO ĐÂY.

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline 0379.377.888 để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

Bình luận
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Tin liên quan
Đăng ký tư vấn miễn phí

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay
Tư vấn