Cách nấu cơm bằng bếp ga không cháy khép, cơm mềm dẻo
Hiện nay chúng ta thường dùng nồi cơm điện để nấu cơm, thế nhưng bạn sẽ không thể sử dụng nồi cơm điện trong những ngày mất điện. Cách khắc phục đơn giản nhất đó chính là bạn sử dụng bếp ga để hỗ trợ. Tuy nhiên, cách nấu cơm bằng bếp ga thơm ngon không phải ai cũng biết. Trong bài viết sau chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hiểu chi tiết cách thức để nấu cơm bằng bếp ga nhé.
1. Cách nấu cơm bằng bếp ga ngon nhất
Sau đây là hướng dẫn chi tiết về cách nấu cơm bằng bếp ga. Để nấu cơm bằng bếp ga bạn vẫn cần chuẩn bị gạo, nước và một chiếc nồi nấu.
1.1. Rửa nồi nấu cơm
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị nồi để nấu cơm. Bạn có thể sử dụng bất cứ loại nồi nào có thể dùng cho bếp ga nhưng ưu tiên nồi có độ dày tốt như nồi gàng. Khi đã chọn được nồi bạn cần rửa sạch nồi trước khi sử dụng. Lưu ý nhỏ, nếu bạn sử dụng nước rửa chén bát để rửa xoong thì hãy đợi một lát để xoong khô. Như vậy sẽ không có mùi nước rửa bát khi nấu cơm.
>>> XEM THÊM: Cách làm cơm rang thập cẩm ngon, đơn giản
1.2. Vo gạo thật sạch
Bước tiếp theo bạn cần thực hiện đó chính là vo gạo 2 lần, khi vo chỉ nên chà xát thật nhẹ tay để gạo không mất đi dinh dưỡng. Dùng nước sạch vo gạo và để cho ráo bớt nước trước khi cho gạo vào nồi nấu.
Bạn cũng không nên vo quá kỹ, ngâm nước cho gạo nhão ra. Làm như vậy cơm sẽ dễ bị nát khi nấu.
1.3. Tra nước và nấu cơm bằng bếp ga
Khi đã có nồi và vo gạo sạch bạn cho toàn bộ gạo vào trong nồi. Sau đó chuẩn bị nước lọc để cho vào nồi gạo. Lượng nước sẽ phụ thuộc vào lượng gạo mà bạn sử dụng để nấu cơm. Tỷ lệ thích hợp nhất để có cơm ngon là 1 bát gạo thì cho vào 2 bát nước. Thế nhưng cũng tùy theo từng loại gạo mà bạn có thể ước lượng lượng nước cho phù hợp.
Khi đã cho đủ lượng nước cần thiết thì bạn cho nồi vào bếp ga và bắt đầu nấu cơm. Lúc đầu bạn nên để lửa bình thường để cho cơm nhanh sôi. Như vậy giúp gạo mau chín và tiết kiệm thời gian hơn. Sau khi cơm sôi bạn mở vung nồi và dùng muôi đảo đều. Bạn đảo cho đến lúc nước trong cơm không còn. Nếu đảo một lúc mà trong nồi vẫn còn nhiều nước thì nên bỏ phần nước đó ra, đậy vung lại.
Sau đó bạn chuyển sang chế độ ủ cho cơm chín bằng cách để nhỏ lửa hết mức có thể. Để mức lửa nhỏ ủ cơm trong khoảng từ 15 phút thì có thể tắt bếp. Khoảng thời gian trên đủ để cho cơm chín hẳn.
1.4. Yêu cầu thành phẩm
Chúng ta đã thấy hướng dẫn cách nấu cơm bằng bếp ga rất đơn giản và dễ thực hiện. Không tốn nhiều thời gian và công sức bạn đã có được bát cơm thơm ngon như nấu bằng nồi cơm điện.
Bát cơm thành phẩm vẫn giữ được độ xốp mềm dẻo thơm như bình thường. Cơm không bị quá nhão hoặc quá khô, hạt cơm chín đều không bị quá dính vào nhau. Bạn có thể dùng muôi xới cơm ra tô hoặc bát để ăn.
>>> XEM THÊM: Cách làm cơm chiên tỏi đơn giản, dễ chế biến tại nhà
2. Lưu ý khi nấu cơm bằng bếp gas
Chúng ta vừa tìm hiểu về cách nấu cơm bằng bếp ga. Trong thời điểm mất điện hoặc không có nồi cơm điện thì bạn hoàn toàn sử dụng cách này. Thế nhưng, để cơm thơm ngon đúng chuẩn thì bạn cũng nên quan tâm đến một số lưu ý sau:
2.1. Lưu ý chọn gạo
Hiện nay có rất nhiều loại gạo thơm ngon chất lượng. Khi chọn gạo thì bạn nên chọn những loại gạo mới có mùi thơm đặc trưng. Điều quan trọng là bạn nên chọn mua gạo ở những nơi có nguồn gốc rõ ràng.
2.2. Lưu ý chọn nồi
Khi nấu cơm bằng bếp ga mặc dù bạn có thể sử dụng bất cứ loại nồi nào tùy thích. Muốn cơm thơm ngon và dễ nấu thì bạn nên chọn nồi thích hợp. Loại nồi thích hợp nhất khi sử dụng bếp ga đó chính là nồi gang hoặc nồi đất, sành, nồi gang.
Lý do lựa chọn 3 loại nồi này vì có khả năng giữ nhiệt, không bị cháy. Nếu không có bạn vẫn có thể chọn nồi inox, thế nhưng cần lưu ý khi kiểm soát lửa. Nên chọn loại nồi inox có nhiều đáy sẽ dễ nấu hơn.
2.3. Lưu ý kiểm soát lửa
Điểm khác biệt khi nấu cơm bằng nồi cơm điện và bếp ga đó chính là cần kiểm soát lửa. Tùy từng thời điểm mà bạn cần chỉnh mức độ lửa cho phù hợp. Chỉ có như vậy mới đảm bảo cơm chín đều không bị cháy hoặc quá nhão.
3. Một số thất bại khi nấu cơm bằng bếp gas
Bạn cũng chú ý đến những thất bại khi nấu cơm bằng bếp gas và cách khắc phục:
3.1. Cơm nát nhão
Cơm bị nát nhão thông thường do bạn cho quá nhiều nước. Một lý do khác đó là bạn để lửa không đủ lượng nhiệt cần thiết để chín cơm. Bạn nên chú ý mức nước phù hợp và chỉnh lửa thích hợp với từng giai đoạn nấu.
3.2. Cơm chín không đều chỗ chín chỗ sống
Cơm chín không đều là do bạn để lửa quá nhỏ hoặc để vung nồi bị hở. Điều này khiến cho không đủ nhiệt để chín cơm. Bạn cần chú ý để lửa vừa phải cũng như đậy kín nắp vung. Nếu nắp vung quá mỏng dễ mất nhiệt thì bạn có thể để thêm một tấm khăn ẩm.
3.3. Cơm bị khê, cháy nồi
Với trường hợp cơm bị khê hoặc cháy nồi là do bạn để lửa quá lớn. Thời gian ủ là khi trong nồi cơm đã hết nước, bạn nên để lửa nhỏ vừa phải.
Bạn nấu nhiều cơm, cho nhiều người ăn mà sử dụng bếp ga hay nồi cơm điện sẽ vô cùng bất tiện. Đó là lý do bạn nên sử dụng tủ cơm công nghiệp trong trường hợp này. Các bạn hãy tham khảo chọn tủ với độ lớn hợp lý theo nhu cầu của mình nhé.
3.4. Cơm bị thành cục, tầng không mềm dẻo
Khi bạn đảo cơm lúc sôi không đều sẽ dẫn đến tình trạng cơm bị thành cục và không mềm dẻo. Bạn nên đảo cơm đều trước khi đậy vung và để lửa ủ.
>>> GỢI Ý CHO BẠN: [Chi tiết] Cách làm cơm chiên cá mặn ăn hoài không chán
4. Kết luận
Như vậy bạn đã hiểu về cách nấu cơm bằng bếp ga thay cho nồi cơm điện. Cách thức để nấu cơm bằng bếp ga cũng không quá khó khăn như bạn vẫn nghĩ. Bạn nên chú ý đến từng thời điểm để có được nồi cơm thơm ngon. Chúc bạn thành công!